Phải làm gì khi nhân viên không nghe lời? Mỗi người một kiểu giải quyết nhưng làm thế nào để giải quyết sao cho không có lần thứ hai thì không phải ai cũng đủ khéo léo và kinh nghiệm thực hiện. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới (Start up) việc nhân viên không nghe lời là chuyện cơm bữa khiến cho người SẾP đau đầu nghĩ phương án đối phó.


Trong xã hội rộng lớn, mỗi một người chỉ là một cá thể nhỏ bé, nhưng mỗi cá thể đó lại là cả một thế giới, chẳng ai có thể “được lai tạo” giống ai, mỗi người mỗi tính và trăm người thì trăm nết. Cũng chính vì thế mà xưa nay, hoạt động quản lý con người chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ. Điều đó lại càng trở nên phức tạp và khiến cho các “ông sếp trẻ” mắt đổi màu, đầu bốc hơi khi gặp những nhân viên không biết nghe lời.



Sự không biết nghe lời có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có người gọi dạ bảo vâng nhưng chân tay lại không hành động, có người thì sếp nói một, thì lập tức phải cãi hai để thể hiện quan điểm trái chiều bằng được… Nhưng, dù được định dạng ở trạng thái nào, thì những tình huống này đều có một mẫu số chung đó là: Sếp nổi giận, nhân viên ấm ức không phục, không khí làm việc căng thẳng, chống đối.


Tình hình này đương nhiên gây ra một hệ lụy mà không “chàng sếp” nào mong muốn đó là: Tình cảm sếp – nhân viên sứt mẻ, hiệu quả công việc tụt dốc không phanh, bởi sự đam mê, sáng tạo, tự giác của nhân viên bị ức chế. Còn nhân viên thì đứng trước nguy cơ “về vườn” hoặc bị “thất xủng”. Có ý kiến cho rằng, nhân viên không biết nghe lời thì tốt nhất là cho nghỉ việc. Đây là một biện pháp quá thiển cận và tiểu nông bởi nó chẳng khác nào sếp muốn “giết nhầm còn hơn bỏ sót” và nếu một ngày, nhân viên biết nghe lời cũng trở thành nhân viên không biết nghe lời thì phải làm sao?


Dưới đây là 10 lời khuyên của các chuyên gia quản lý lâu năm dành những vị sếp bị nhân viên “qua mặt”:


1. Hãy làm trái với thông lệ


Đừng phàn nàn khi nhân viên rời công sở vào thời điểm chính xác mỗi ngày mà lẽ ra công việc đã được hoàn thành. Hãy khuyến khích họ về nhà và không làm việc quá giờ. Việc hứa hẹn với nhân viên sẽ cho họ nghỉ vào đúng giờ tan sở sẽ là một phần thưởng cho những người mà chưa làm xong những việc mà họ đã có thể làm.


2. Đừng là người hay dọa nạt


Một đặc điểm tiêu biểu của những ông chủ kém cỏi là yêu cầu mọi người làm những điều không thể. Những ông chủ kiểu này là người cuối cùng mà nhân viên muốn làm việc cùng và cũng chính là người làm tổn hại đến năng suất lao động bằng cách ca thán và phản đối liên miên. Hãy điều chỉnh mục tiêu theo hướng thực tế.


3. Hãy “giương vây”



Đừng bao giờ để nhân viên gây khó cho bạn bằng cách không làm đúng công việc của mình. Chính nhân viên phải học hỏi từ những lỗi lầm của họ.


4. Đừng cố cạnh tranh với nhân viên


Hãy nhớ rằng thời đại này là xã hội chuộng nhân tài. Chính bạn, chứ không phải nhân viên của bạn, sẽ bị thiệt hại nếu bạn thua trong cuộc cạnh tranh với nhân viên. Nhân viên chỉ phải cạnh tranh với đồng nghiệp của họ thôi.


Xem thêm>>> Không cần "đao to búa lớn" nhân viên vẫn đi làm đúng giờ khi bạn sử dụng phần mềm chấm công này


5. Lên kế hoạch cho những cuộc tụ tập sau giờ làm việc


Những ông chủ ngẫu hứng ra quyết định về một cuộc tụ tập sau khi tan sở thường bị một số nhân viên coi là “kẻ lạm dụng”. Hãy hỏi xem các nhân viên nghĩ gì, hãy lên kế hoạch trước thật kỹ cho cuộc gặp mặt này. Điều đó sẽ giúp bạn không phải cảm thấy “bị bẽ mặt” vì những nhân viên thẳng thừng từ chối tụ tập vì đã bận việc khác, hoặc sẽ tránh cho bạn khỏi bị “nói sau lưng”.


6. Hãy lôi kéo những nhân viên tự tin về mình


Một số nhân viên rất thẳng thắn về những điều họ nghĩ và họ tự hào về bản thân khi làm tốt việc gì. Họ không bao giờ quên hỏi tại sao họ phải làm những gì được bạn yêu cầu. Họ có thể là một “của nợ” làm ảnh hưởng đến việc làm chung theo nhóm, nhưng một khi bạn nắm được họ rồi, bạn sẽ có thế trông cậy vào họ đấy.


7. Hãy chấp nhận tính cách riêng của nhân viên


Bạn nghĩ mà xem, thật khó thay đổi tính cách của bạn. Và lại càng khó hơn để thay đổi tính cách nhân viên của bạn! Vì vậy, đừng bao giờ thử thay đổi họ nhé, hãy cứ chấp nhận con người họ như là họ vẫn thế. Nhưng đừng dung tha cho những kẻ xu nịnh, nếu không họ sẽ cố “bồi thường” những lỗi lầm của mình bằng cách tâng bốc bạn lên mây xanh đó.


8. Hãy thẳng thắn


Đừng tha thứ cho thói chậm trễ, những lời bào chữa và việc làm quá giờ không cần thiết. Hãy nói thẳng với nhân viên rằng họ được tự do làm những gì họ thích, nhưng đừng tin cậy những người không thể quản lý chính mình. Hãy nói mặt đối mặt với nhân viên khi họ cư xử sai thay vì việc phàn nàn sau lưng họ.


9. Hãy giữ bình tĩnh dù có bất cứ chuyện gì xảy ra


Nổi nóng không phải là cách để đối mặt với những nhân viên "hỗn láo" bởi vì họ không sợ “gân cổ lại”. Đừng cố bị cuốn vào cuộc chiến tranh cảm xúc với họ. Thay vì đó, hãy tạo một cuộc họp giữa bạn và nhân viên đó để nói chuyện nghiêm túc về vấn đề cần tranh luận.


10. Hãy chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất


Hãy ghi chép lại những gì bạn nói với nhân viên, và hãy lưu giữ những bức e-mail trong trường hợp bạn bị liên đới vào một cuộc tranh chấp.