Hệ thống đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng trên ô tô. Đặc biệt là với những người thường xuyên lái xe vào buổi tối, chạy đường dài. Nếu đèn xe nguyên bản quá tối, hãy tham khảo các giải pháp sau.
Hệ thống chiếu sáng phía trước của ô tô gồm đèn pha và đèn gầm. Vì vậy, khi cần tăng sáng sẽ can thiệp chủ yếu vào hai bộ phận này. Tùy từng dòng xe, nhu cầu và chi phí đầu tư để cân nhắc nâng cấp đèn pha hay đèn gầm.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Đăng kí nhận ưu đãi ngay!
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
1. Các giải pháp độ đèn pha tăng sáng
Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng chóa thường thường, pha-cos chung 1 bóng.
Giải pháp được nhiều người lựa chọn là độ bi vào chóa, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon. Khi có bi cầu projector, ánh sáng có đường cắt sắc nét, độ chụm tốt và luồng sáng tập trung đi xa. Chi phí thấp nhất để nâng cấp theo cách này là từ 6 triệu đồng.
Nguyên lý hoạt động của bi cầu (Projector) là tập hợp ánh sáng chiếu từ bóng đèn thông qua thấu kính hình cầu, mọi ánh sáng đi qua đây được điều chỉnh để tập trung tại phía trước đầu xe, tạo một mặt cắt tốt tránh tình trạng làm chói mắt người đi đối diện. Màn trập được sử dụng để đèn hoạt động tại hai chế độ khác nhau là đèn pha hoặc đèn cos. Khi tài xế sử dụng đèn pha, màn trập sẽ được kéo xuống dưới giúp phát sáng tối đa ánh sáng của bóng đèn và ngược lại khi sử dụng đèn cos, màn trập sẽ được đẩy lên làm giảm ánh sáng chiếu ra xa gây chói mắt cho người đi ngược chiều.
Về cơ bản, bi xenon, bi LED và bi laser có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhau, khác biệt duy nhất là ở nguồn sáng. Bi xenon sử dụng nguồn sáng rời là bóng xenon, có thể dễ dàng thay đổi nếu bị hỏng, chi phí lắp đặt tiết kiệm. Bi LED và bi Laser dùng nguồn sáng liền chip LED và mắt laser, nếu bị hỏng sẽ phải thay nguyên cụm, chi phí lắp đặt cao hơn.
Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng 2 bóng riêng biệt.
Cách đơn giản nhất là thay bóng LED ở bên pha, thay bóng xenon ở bên cos. Bóng LED thường sáng tức thì, không có độ trễ, thích hợp để nháy pha khi cần xin vượt, chuyển làn. Bóng xenon dùng bên cos để đi trong phố, cường độ sáng lớn hơn bóng halogen nguyên bản, không gây chói cho người đối diện. Chi phí nâng cấp trên dưới 1 triệu đồng.
Bóng đèn xenon có tuổi thọ cao hơn 4 lần bóng halogen, ánh sáng xenon tốt hơn từ 3 – 5 lần ánh sáng halogen, thường được chia theo dải sáng như sau:
- Ánh sáng xenon 3000K ánh sáng vàng phần lớn sử dụng lắp cho đèn gầm ô tô, nhằm mục đích phá sương.
- Ánh sáng 4300K ánh sáng trắng vàng, ánh sáng nắng ban ngày rất phù hợp để sử dụng trong mọi thời tiết cũng như sử dụng lắp cho bóng đèn cos.
- Ánh sáng 6000k ánh sáng trắng xanh phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ cao, phù hợp cho những xe chỉ có nhu cầu chạy trong thành phố.
Nếu có nhu cầu cao hơn, chủ xe có thể độ thêm bi cầu ở bên cos, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống đèn trên ô tô cho người mới
Đèn xe nguyên bản là halogen, có bi cầu bên cos
Với cấu tạo này, giải pháp đơn giản nhất là thay bóng halogen ở bi cầu bằng bóng xenon tăng sáng, kết hợp thay bóng LED bên pha. Cần sáng hơn, có thể độ lại bi ở bên cos để có ánh sáng tốt nhất.
Đèn xe nguyên bản là đèn LED, có bi cầu
Các dòng xe ở phân khúc 800 triệu - 1 tỷ thường trang bị đèn pha LED có bi cầu, ví dụ như Mazda CX-5, Hyundai Tucson. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng và tầm chiếu của đèn nguyên bản chỉ dừng ở mức cơ bản, thậm chí là tối so với tiêu chuẩn của rất nhiều người. Giải pháp nâng cấp là thay bi cầu nguyên bản, thay bằng bi pha mới (bi LED, bi laser, bi xenon).
Như vậy, để tăng sáng cho đèn pha ô tô sẽ có 2 cách cơ bản là thay bóng xenon/bóng LED hoặc độ thêm bi xenon/bi LED/bi laser. Ưu điểm của việc thay bóng là đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp. Nhược điểm là chất lượng (cường độ sáng và tầm chiếu xa) chỉ cải thiện ở mức cơ bản. Ưu điểm của độ bi là chất lượng vượt trội hơn rất nhiều, tuy nhiên chi phí cao hơn và thi công cầu kì hơn. Đặc biệt, khi độ bi cầu cho đèn pha cần mở đèn, yêu cầu tay nghề kĩ thuật cao.
Bên cạnh đó, còn có thêm một giải pháp nữa là độ đèn pha LED nguyên bộ
Đèn pha LED nguyên bộ là giải pháp vừa tăng sáng, vừa tăng tính thẩm mỹ cho xe hơi. Các mẫu đèn pha LED nguyên bộ được thiết kế có kích thước đúng bằng đèn pha nguyên bản của xe. Tuy nhiên, cấu tạo có thêm phần bi cầu, đi kèm bóng xenon hoặc bóng LED để tăng cường độ và tầm chiếu sáng. Ưu điểm lớn nhất của đèn pha LED nguyên bộ là lắp đặt đơn giản, dễ dàng "về zin". Chi phí để nâng cấp đèn pha LED nguyên bộ có giá bán trung bình từ 8 triệu đồng.
2. Các giải pháp độ đèn gầm tăng sáng
Đèn gầm ô tô bố trí ở vị trí cản trước, sử dụng bóng halogen hoặc đèn LED, ánh sáng chỉ dừng ở mức trung bình. Có 2 giải pháp độ đèn gầm thường được áp dụng là thay bóng đèn nguyên bản bằng bi projector, tùy chọn bi xenon hoặc bi LED. Đặc điểm chung của hai loại bi gầm này là đều sử dụng ở 2 chế độ pha-cos theo đèn pha xe. Bi gầm LED có thể kết hợp hai màu trắng/vàng trong cùng 1 bộ. Màu trắng sử dụng khi đi phố, chạy cao tốc. Màu vàng phá sương dùng lúc đi đèo hoặc trời mưa. Ngoài ra, bi LED cũng sáng tức thì, không có độ trễ như bi xenon. Chi phí để nâng cấp bi gầm ô tô từ 2,5 triệu đồng.
Đèn gầm nguyên bản trên Toyota Vios 2019
Lý do không dùng bóng LED hay Xenon mà chỉ dùng Bi LED hoặc Bi Xenon là vì nếu bóng LED hay bóng Xenon kết hợp với choá truyền thống sẽ tản xạ nhiều, dễ gây chói mắt người đối diện, nên cần có bi cầu Projector để luồng sáng tập trung.
Khi độ bi gầm, những xe đã có hốc đèn sẵn thì chỉ cần lắp thêm bi vào. Với những xe chưa hốc đèn thì cần làm thêm mặt dưỡng để đặt bi.