Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tp Thủ Đức có 211,56 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người.

Thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết thành lập vào ngày 24/7/2020. Tỷ lệ bỏ phiếu tán thành 100%. Nghị quyết được đưa ra trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận gồm: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Thời gian có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.

Giới thiệu Thành phố Thủ Đức

I. Giới thiệu về thành phố Thủ Đức 

A. Vị trí địa lý 

Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. 

  • Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
  • Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh,Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7(qua sông Sài Gòn)
  • Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Thành phố có vai trò là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Các tuyến giao thông quan trọng bao gồm Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13 và Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Thành phố cũng đang hoàn thiện tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên.

Vị trí Thành phố Thủ Đức

B. Thông tin hành chính

  • Tổng Diện tích tự nhiên: 211,56 km²
  • Dân số: 1.014 triệu người
  • Biển số xe: 59-B1/X1/X2/X3/X4; 50-X1
  • Mã hành chính: 769
  • Mật độ dân số: 4.792 người/km²

Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc:

An KhánhLinh ChiểuPhước Long A
An Lợi ĐôngLinh ĐôngPhước Long B
An PhúLinh TâyTam Bình
Bình ChiểuLinh TrungTam Phú
Bình ThọLinh XuânTân Phú
Bình Trưng ĐôngLong BìnhTăng Nhơn Phú A
Bình Trưng TâyLong PhướcTăng Nhơn Phú B
Cát LáiLong Thạnh MỹThạnh Mỹ Lợi
Hiệp Bình ChánhLong TrườngThảo Điền
Hiệp Bình PhướcPhú HữuThủ Thiêm
Hiệp PhúPhước BìnhTrường Thạnh
Trường Thọ

C. Lịch sử hình thành và phát triển 

Nguồn gốc tên gọi:

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy). Ông là người Hoa nằm trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725

Thành phố Thủ Đức

Lịch sử hình thành:

Thủ Đức là vùng đất thuộc huyện Ngãi An, tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay). Theo dòng lịch sử, nơi này được cắt ra, sáp nhập vào tỉnh Gia Định (một phần TP HCM ngày nay). Theo một số tài liệu được ghi chép lại, tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu Thủ Đức của ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy).

Thời Pháp thuộc, ngày 9/10/1868, tên Thủ Đức xuất hiện lần đầu với việc huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập tên là Thủ Đức. Đến ngày 1/1/1911, tỉnh Gia Định được người Pháp chia thành 4 quận là Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Như vậy tên gọi Thủ Đức xuất hiện cách đây ít nhất 150 năm.

Năm 1955, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Thủ Đức vẫn là một quận của tỉnh Gia Định, gồm có 5 tổng: An Bình, An Điền, An Thổ, An Thuỷ, Vĩnh Long Hạ với tổng cộng 19 làng (xã). Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông. Năm 1966, xã An Khánh (thuộc tổng An Bình) được nhập vào Đô thành Sài Gòn. Sau đó xã này chia thành 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm thuộc quận 1 (quận Nhất), năm 1967 bị tách ra lập nên quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.

Sau năm 1975, chính quyền cách mạng thành lập huyện Thủ Đức trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ từ thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Một năm sau, quận Chín bị giải thể. Hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức.

Trước năm 1997, TP HCM có 20 quận huyện (15 quận, 5 huyện). Ngày 6/1/1997, Nghị định 03 do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký, thành lập quận 2, 9, Thủ Đức (tách từ huyện Thủ Đức), quận 7 (tách từ huyện Nhà Bè), quận 12 (tách từ huyện Hóc Môn), nâng tổng số quận huyện của thành phố lên 24 (19 quận, 5 huyện). Theo nghị định trên, quận 2 rộng 5.020 ha, có 11 phường: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông, Cát Lát, Thạnh Mỹ Lợi. 

Quận 9 rộng 11.362 ha, gồm 13 phường: Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường, Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu.

Quận Thủ Đức rộng 4.726 ha, 12 phường: Linh Đông, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Linh Xuân, Linh Chiểu, Trường Thọ, Bình Chiểu, Linh Tây, Bình Thọ, Tam Bình, Linh Trung. 

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, quận Thủ Đức lại sáp nhập với Quận 2 và Quận 9 để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Cơ sở hạ tầng và kinh tế của thành phố Thủ Đức

A. Hiện trạng giao thông 

1 - Giao thông đường bộ:

Mạng lưới đường bộ trên trên địa bàn Tp. Thủ Đức (gồm các đường quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Sở GTVT và TP Thủ Đức quản lý, không bao gồm đường hẻm) là 800.9km. Với mật độ đạt 3.79km/km2. Tuy nhiên, các tuyến đường với lòng đường rộng trên 7m tổng chiều dài 288.3km với mật độ chỉ đạt 1.36km/km2. Mật độ mạng lưới đường cao tập trung tại khu vực quận Thủ Đức cũ và khu vực phía Tây quận 9 cũ, dọc khu vực phía Tây và phía Nam ven sông Đồng Nai có mật độ mạng lưới thưa thớt hơn so với các khu vực còn lại. Các tuyến đường có bề rộng nhỏ hẹp, chỉ có 17.9% tuyến đường có chiều rộng lớn hơn 12m, 74.1% tuyến đường có bề rộng từ 7-12m và 8% tuyến đường còn lại có bề rộng dưới 7m chỉ đủ để cho xe 2 bánh lưu thông.

Các tuyến giao thông trục chính, kết nối vùng của TP Thủ Đức gồm 09 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 64km, cung cấp khả năng kết nối giữa các khu vực và liên vùng với các tỉnh lân cận. Các tuyến trục chính bao gồm:

STT

Tên

Chức năng

Chiều dài (km)

Bề rộng (m)

1

Cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây 

Tuyến cao tốc phía Đông của TP. HCM, kết nối từ Thủ Thiêm đi Đồng Nai và các tỉnh phía Đông

11,5

23,5

2
Quốc lộ 1A

Tuyến vành đai phía Bắc, hành lang vận tải hàng hóa và kết nối liên vùng các tỉnh phía Đông và phía Tây

6,65

31

3

Quốc lộ 13 Tuyến vành đai phía Tây, kết nối với trung tâm TP.HCM và tỉnh Bình Dương và Tây Nguyên4,8918-25
4

Quốc lộ 1K 

Tuyến vành đai phía Bắc, kết nối với Bình Dương và Đồng Nai 

2,019
5Xa lộ Hà Nội

Tuyến trục chính xuyên tâm, kết nối với trung tâm TP.HCM và Đồng Nai và các tỉnh phía Đông 

17,870-120

6

Đường Võ Chí Công 

Tuyến vành đai 2 của TP.HCM, kết nối TP Thủ Đức với Quận 7 quận 12 và các quận ven trung tâm TP.HCM 

10,677,5-10,5/nhánh

7

Mai Chí Thọ 

Kết nối đường Xa lộ Hà Nội với trung tâm Quận 1 và đi các tỉnh phía Tây 

5,8548

8

Đường Phạm Văn Đồng

Kết nối sây bay Tân Sơn Nhất và các tỉnh phía Đông 

8,4720-45

Bảng Tổng hợp các đường đô thị trên địa bàn Tp. Thủ Đức

Mạng lưới các tuyến trục chính phân bố chủ yếu tại khu vực phía Tây, trong khi khu vực phía Đông còn hạn chế làm giảm khả năng tiếp cận liên vùng cho khu vực này. Ngoài ra, khoảng cách giữa các tuyến đường trục chính có cự ly xa (như trục Xa lộ Hà Nội, Cao tốc TP.HCM – Long Thành đường Phạm Văn Đồng), thiếu sự liên thông và kết nối đồng đều làm cho mật độ lưu lượng giao thông tập trung tại một số khu vực giao cắt, gây nên tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm. 

Theo hiện trạng phân bổ mạng lưới đường bộ và quy mô các tuyến đường tại TP. Thủ Đức, kết quả mô hình giao thông cho thấy các phương tiện có thể di chuyển ổn định ngoài giờ cao điểm. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường trục chính đều xảy ra tình trạng ùn tắc tại các vị trí khác nhau trong giờ cao điểm. Trong giờ cao điểm sáng, do thiếu các hành lang thay thế để chuyển tuyến, mạng lưới đường vành đai chưa xây dựng hoàn chỉnh và thiếu kết nối Đông - Tây nên hầu hết lưu lượng phương tiện đều tập trung dọc theo trục đường Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 1A, QL13 để đi vào trung tâm thành phố, gây ra tình trạng ùn tắc tại các nút giao. 

Các tuyến đường qua tp Thủ Đức

2 - Giao thông đường sắt 

Hiện tại, trong khu vực TP Thủ Đức, chỉ có tuyến đường sắt Thống Nhất hoạt động theo hành lang phía Bắc. Chạy trên mặt đất, giao cắt đồng mức với các tuyến đường bộ, với tổng chiều dài khoảng 7km, khổ đường 1.000mm. Phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh miền Trung và phía Bắc, có nhà ga dọc đường dùng để tránh tàu tại Bình Triệu có diện tích khoảng 2,0ha. Do không có nhà ga hàng hóa và hành khách kết nối, và đặc biệt không kết nối với khu vực cảng Cát Lái nên việc vận chuyển hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào phương tiện đường bộ. Gây nên tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng và tai nạn giao thông trên trục đường bộ kết nối vào cảng Cát Lái bao gồm trục Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống. 

Theo các quy hoạch phát triển hệ thống đường sắt quốc gia, các tuyến đường sắt liên vùng vận chuyển hàng hóa và hành khách được quy hoạch tại TP. Thủ Đức bao gồm:

 - Tuyến đường sắt tốc độ cao Thủ Thiêm Nha Trang: xuất phát từ ga đầu mối Thủ Thiêm và chạy dọc theo hành lang của đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 

 - Tuyến đường sắt Dĩ An – Tân Kiên: kết nối từ ga Dĩ An đi qua khu vực QL1A đoạn nút giao Gò Dưa và kết nối ga Tân Kiên, đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 

 - Tuyến đường sắt Hòa Hưng Trảng Bom: đi qua khu vực nút giao Ngã ba Tân Vạn. 

 - Ga Bình Triệu được quy hoạch trở thành ga hành khách đầu mối của đường sắt thường và ga Thủ Thiêm sẽ trở thành ga hành khách đầu mối của đường sắt tốc độ cao. 

 - Xem xét tuyến đường sắt hành khách thường từ khu vực nút giao Gò Dưa trên QL1A kết nối tới ga Bình Triệu 

 - Xem xét chuyển đoạn đường sắt từ ga Bình Triệu đến ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị. 

3 - Mạng lưới đường thủy: 

Luồng vào cảng biển khu vực TP Thủ Đức đều theo sông Soài Rạp, có độ sâu ổn định và hệ thống báo hiệu hàng hải cho tàu trọng tải 30.000 – 50.000T. Hai luồng hàng hải gồm luồng Sài Gòn Vũng Tàu và luồng Đồng Nai với 2 tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm: 

- Sông Đồng Nai: đạt cấp kỹ thuật cấp I - đường thủy nội địa, tại địa phận TP. Thủ Đức bề rộng sông lớn nhất khoảng 1,62 km, trung bình toàn tuyến khoảng 650m đến 970m. 

- Sông Sài Gòn: đoạn qua địa bàn Tp. Thủ Đức dài khoảng 36.5km, bề rộng khoảng 225m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20m. Tuyến đạt cấp kỹ thuật cấp II-III đường thủy nội địa. 

Theo Quyết định số 2580/ QĐ-UBND của UBND TPHCM về công bố danh mục đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021 đến năm 2030, thì trên địa bàn Tp. Thủ Đức có 13 tuyến đường thủy nội địa do TP.HCM quản lý, trong đó có 7 tuyến đạt cấp kỹ thuật VI, theo phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và 1 tuyến không được xếp loại.

4 - Hệ thống cảng đường thủy và cảng cạn ICD: 

Cụm cảng Cát Lái – Phú Hữu là cảng quốc tế nằm trong hành lang đường thủy quốc gia, có vai trò kinh tế quan trọng bậc nhất đối với Thành phố, có khối lượng vận chuyển hang hóa lớn nhất cả nước. 

Trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia có 05 cảng, chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa tổng hợp và container. Bao gồm cảng Trường Thọ (cấp II), cảng Transimex (cấp II), cảng Phúc Long (cấp III) thuộc phường Trường Thọ, cảng Long Bình (Cấp III) và cảng xi măng Sài Gòn (cấp IV) thuộc phường Long Bình. 

Tại TP. Thủ Đức hiện có 94 cảng, bến thuỷ nội địa đang hoạt động, trong đó: 27 bến hành khách, 53 bến hàng hóa (chủ yếu là vật liệu xây dựng) và 14 bến tổng hợp. Chủ yếu hoạt động trên các tuyến sông Sài Gòn (40 cảng, bến thuỷ nội địa); sông Đồng Nai (6 cảng, bến thuỷ nội địa), rạch Bà Của (7 bến thuỷ nội địa) và trên các kênh rạch địa phương như rạc Ông Nhiêu (5 bến thuỷ nội địa), rạch Trau Trảu (4 bến thuỷ nội địa), sông Tắc (4 bến thuỷ nội địa), rạch Gò Dưa (4 bến thuỷ nội địa). 

Ngoài ra, có 06 cảng cạn ICD tập trung tại TP. Thủ Đức và hầu hết đều gắn liền với khu vực cụm cảng thủy nội địa Trường Thọ với tổng diện tích khoảng 168.6ha. 

Các ICD này đều có khả năng kết nối bằng cả giao thông đường bộ và đường thủy, tuy nhiên thiếu kết nối bằng đường sắt, gây lên áp lực giao thông lên các tuyến đường bộ, đặc biệt dọc theo trục đường Xa lộ Hà Nội. 

5 - Hệ thống giao thông công cộng: 

Hệ thống giao thông công cộng tại Thủ Đức hiện tại chỉ bao gồm mạng lưới các tuyến xe buýt, với tổng số 31 tuyến xe buýt đang vận hành cung cấp các kết nối nội vùng khu vực TP. Thủ Đức với các quận/huyện khác của TP. HCM và các tỉnh lân cận (Đồng Nai và Bình Dương), đáp ứng khoảng 5-6% nhu cầu đi lại hàng ngày. 

Số tuyến đường chính có tuyến xe buýt đi qua khoảng 26 tuyến, chủ yếu là các tuyến đường chính đô thị, có bề rộng hiện hữu > 12 m. Trục đường Xa lộ Hà Nội có mật độ mạng lưới tuyến lớn nhất với khoảng 15 tuyến xe buýt đang hoạt động.

Mật độ mạng lưới xe buýt (các tuyến đường bộ có xe buýt chạy) là 0.67 km/km2 và chỉ bằng 1/3 chỉ tiêu quy hoạch tối thiểu (2.00-2.50 km/km2). Khu vực có mật độ mạng lưới xe buýt lớn nhất là khu vực trung tâm quận Thủ Đức cũ, với mật độ khoảng 1.6km/km2. Khu vực có mật độ mạng lưới xe buýt thấp nhất là khu vực quận 9 cũ với mật độ chỉ khoảng 0.35km/km2. 

Các tuyến xe buýt hoạt động dọc Xa lộ Hà Nội(tuyến MRT1) đang được quy hoạch tái cấu trúc nhằm giảm sự trùng lặp dịch vụ và hỗ trợ hoạt động cho tuyến ĐSĐT số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) khi đi vào hoạt động. 

Theo quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM, tại TP Thủ Đức có 03 tuyến metro, 01 tuyến LRT và 01 tuyến monorail bao gồm: (i) tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên); (ii) tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm); (iii) Tuyến metro số 3 (Ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình); (iv) tuyến LRT Thủ Thiêm – Sân bay LongThành; và (v) tuyến monorail số 2 (QL50 – Thủ Thiêm – Thanh Đa) với tổng chiều dài các đoạn đi qua TP Thủ Đức là khoảng 40.4km.

Ngoài ra, có 02 tuyến BRT được quy hoạch bao gồm tuyến BRT1 chạy dọc trên đường Mai Chí Thọ và tuyến BRT4 chạy dọc trên đường Phạm Văn Đồng với tổng chiều dài các đoạn trên TP Thủ Đức là khoảng 15.1km. 

Tuyến ĐSĐT số 1 và tuyến BRT số 1 dự kiến đi vào khai thác trong giai đoạn 2022-2023. Các tuyến ĐSĐT được quy hoạch phân bổ tại khu vực phía Tây và theo hướng hướng tâm, kết nối với khu vực trung tâm Thủ Thiêm, trong khi thiết kết nối cho khu vực phía Đông, làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ GTCC cho khu vực này.

B. Hiện trạng sử dụng đất của Tp Thủ Đức

Những nhận định chung liên quan đến hiện trạng sử dụng đất: 

-  Các chức năng sử dụng đất của Tp. Thủ Đức đang chuyển dịch dần từ nông nghiệp và công nghiệp sang công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ, với các chức năng dịch vụ tập trung nhiều hơn tại Quận 2 và Quận Thủ Đức cũ. 

-  Quận 9 cũ là cửa ngõ về phía Đông của Tp. Thủ Đức và toàn Tp. Hồ Chí Minh, cần có mô hình phát triển đặc biệt để phát huy hết các tiềm năng tại đây. 

-  15,3%  diện  tích  đất  tự  nhiên  của  toàn  thành  phố  là  mặt  nước,  tạo  nên  đặc trưng đô thị cho thành phố.  

-  Quận Thủ Đức cũ là cửa ngõ phía Bắc, liên kết với các vùng công nghiệp của Bình Dương, phát huy kết nối về phía Bắc. 

-  Cần phát triển cân bằng với việc bảo vệ hệ thống cây xanh về phía khu vực Long Phước, tái phát triển các khu vực dân cư đã hình thành về phía Bắc, và phát huy thêm các khu đô thị mới ở Quận 2 cũ nhằm gia tăng giá trị đầu tư. 

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thủ Đức

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Tp Thủ Đức

 

Bảng hiện trạng sử dụng đất thành phố Thủ Đức

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai quận 2, quận 9, quận thủ Đức – Phòng TNMT 

 

C. Hiện trạng doanh nghiệp, hệ sinh thái sáng tạo của Tp Thủ Đức

Theo thống kê từ sách trắng doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh 2019, vào cuối năm 2019, Tp. Thủ Đức có 373 nghìn doanh nghiệp, tăng 17% so với năm 2015.

Số doanh nghiệp tập trung cao nhất tại khu vực 3 (quận Thủ Đức cũ), với gần 172 nghìn doanh nghiệp, chiếm 46% tổng số doanh nghiệp tại Tp. Thủ Đức. Xét về tốc độ tăng trưởng, số doanh nghiệp ở khu vực 1 (quận 2 cũ) đã tăng 50% từ năm 2015 đến năm 2018, đạt 97 nghìn doanh nghiệp, thể hiện sự tăng tiến mạnh mẽ. So với mức tăng trưởng trung bình 8% của Tp. Hồ Chí Minh trong cùng kỳ, có thể thấy được sự nổi trội về tốc độ khởi nghiệp và phát triển của các doanh nghiệp tại đây.  

Tại Tp. Thủ Đức, công nghiệp chế biến tuyển dụng 53% lao động toàn thành phố, tập trung  nhiều tại quận Thủ Đức – gần  70% lao động tại quận Thủ Đức làm việc trong  ngành công nghiệp chế biến.  Ngành bán buôn bán  lẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số doanh nghiệp của Thủ Đức, chiếm đến 37% tổng số doanh nghiệp và tuyển dụng 14% lao động tại thành phố.  

Chuyên môn khoa học công nghệ: hiên tại các công ty thuộc các ngành này tuyển dụng 3.32% lao động tại Tp. Thủ Đức, thấp hơn mức 5.2% trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, con số này đã tăng 46% từ năm 2015 cho đến nay, so với mức  tăng  trưởng  16%  của  Tp.  Hồ  Chí  Minh  trong  cùng  kỳ.  

Đặc  biệt,  tại  khu  vực Quận 2, doanh nghiệp khoa học công nghệ tuyển dụng đến 7.18% lao động làm việc tại Quận, và đạt mức tăng trưởng 73% trong các năm qua. Số công ty khoa học công nghệ tại Quận 2 cũng chiếm 12.41% tổng số công ty hoạt động tại đây, cao hơn mức trung bình 9.9% tại Tp. Hồ Chí Minh. Quận 2 cũng là nơi tập trung nhiều lao động trong ngành tài chính ngân hàng – gần 10% số lao động tại Quận 2 làm việc trong ngành này. 

So với Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ công ty FDI tại Thủ Đức cao hơn rất nhiều; tại Thủ Đức, số công ty có nguồn vốn FDI chiếm tới 40%, trong khi đó tại Tp. Hồ Chí Minh con số này chỉ dừng ở 23%. 

Hiện trạng thành phố Thủ Đức

Thống kê hệ sinh thái sáng tạo tại Tp. Thủ Đức 

Bản thân Tp. Thủ Đức cũng đã có những hình thức thúc đẩy hệ sinh thái sáng tạo vượt bậc. Bản đồ trên thể hiện các thành tố trong hệ sinh thái sáng tạo - có thể thấy hoạt động, đổi mới sáng tạo diễn ra trả đều trên địa bàn Tp. Thủ Đức, đặc biệt tại khu vực Thảo Điền, và khu vực Đại học Quốc Gia.

Để phát triển khu vực cảng Cát Lái và khu Long Phước thành trọng điểm sáng tạo tương lại, cần củng cố các cơ chế, hạ tầng hỗ trợ cho khu vực này, đồng thời gia tăng kết nối. So với Tp. Hồ Chí Minh, số viện nghiên cứu, đại học của Tp. Thủ Đức đều cao hơn, chứng tỏ lợi thế, ưu điểm của Tp. Thủ Đức về mảng này. 

III. TP Thủ Đức - Định hướng và quy hoạch phát triển trong tương lai

Với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận, khu vực thành phố Thủ Đức được đánh giá rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ. Đặc biệt là ngành logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái – Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe miền Đông mới) và đường thủy nội địa.

Trong tương lai TP. Hồ Chí Minh đã xác định 08 khu vực chức năng để tạo sự đột phá cho thành phố Thủ Đức như:

1 - Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thủ Thiêm đã được quy hoạch để trở thành trung tâm tài chính của TP. Hồ Chí Minh (hiện nay Thành phố đang hoàn thiện Đề án phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế). Là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo ven mặt nước trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu Thành phố.

Thủ Thiêm có lợi thế trong việc kết nối từ Quận 1, Quận 7, tiếp cận trực tiếp với không gian mặt nước và khoảng cách gần với dự án tái thiết cảng Trường Thọ sẽ mang thêm những trải nghiệm quốc tế cho khu vực.

Khu Đô thị Thủ Thiêm

2 - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc

Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc đã được quy hoạch về phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người dân. Khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đông Nam Á.

3 - Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Hạt nhân của khu vực này là Khu công nghệ cao Thành phố với quy mô diện tích 913,1633ha, giai đoạn 2010 – 2020 thu hút trên 7 tỷ USD đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD. 

Hiện nay, đã triển khai hạ tầng kỹ thuật khoảng 85%, cấp giấy chứng nhận đầu tư khoảng 82%. Triển khai xây dựng khoảng 60%, chủ yếu là các khu công nghiệp, hỗ trợ công nghiệp, khu chế xuất. Thành phố đã phê duyệt triển khai Dự án Công viên Khoa học và Công nghệ Thành phố với quy mô 194,8ha tại phường Long Phước, Quận 9.

Khu công nghệ cao Thành phố hiện đã có các nhà đầu tư về giáo dục quốc tế và doanh nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ cao. Là nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương mang lại giá trị gia tăng cao từ khâu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao,


tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng tiếp theo của những ngành có liên quan, phát huy lợi thế của ngành sản xuất công nghệ cao hiện nay, có tầm nhìn là phát triển tương lai của sản xuất và thiết kế đổi mới sáng tạo, hàng năm đóng góp gần 16 tỷ USD.

4 - Trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao

Với hơn 100.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trình độ tiến sĩ, khu vực này là một “cực” về giáo dục đại học và trình độ cao của cả nước. Trong đó gồm có Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo của Thành phố và cả nước, đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố, đại học Nông Lâm, đại học Fulbright, đại học thể dục thể thao, đại học ngân hàng, đại học kiến trúc, học viện tư pháp,… Nhất là ngành công nghệ thông tin, đồng thời là một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu và sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và ứng dụng thực tiễn với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau.

Khu Đại học Long Phước và các dự án phát triển gần Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ mục tiêu đào tạo của trường trong khi khai thác nguồn lực nghiên cứu cho việc phát triển kinh tế.

Đặc biệt là các khu vực nghiên cứu, học tập và trao đổi tri thức có thể được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất, đồng thời hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới.

5 - Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam

Đây là một khu vực có các chức năng sẽ hỗ trợ cả Khu công nghệ cao và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Có thể hình thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hướng kết hợp vừa đào tạo, vừa ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn trên cơ sở sự kết hợp, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động trong khu vực này.

Mở rộng gắn kết liên ngành, tạo điều kiện cho việc đồng sáng tạo và thương mại hóa các ý tưởng mới. Hỗ trợ các ngành kinh tế bằng cách tạo thêm nhiều việc làm tăng doanh thu và đầu tư cả lĩnh vực mới và truyền thống.

Cung cấp cơ hội giáo dục và việc làm cho nhiều đối tượng khác nhau và tăng khả năng tiếp cận của mọi đối tượng xã hội với các tiện ích công cộng. Thúc đẩy phát triển bền vững, khả năng thích ứng cao, giàu văn hóa bản địa, thúc đẩy tinh thần kinh doanh minh bạch, trách nhiệm và có sự hỗ trợ, tương tác trở lại trong các hoạt động công cộng, xã hội.

Thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình về đổi mới quản trị công hiệu quả, nhanh chóng, phục vụ cho cư dân của một đô thị hiện tại. Tận dụng tiềm năng và sức mạnh của mạng xã hội, kinh tế sáng tạo, kinh tế kiến tạo một số địa điểm hấp dẫn thu hút và tập trung các tổ chức, các ngành công nghiệp đa dạng cùng xây dựng mạng lưới sản xuất liên kết hợp tác với thương mại.

Kết hợp các chương trình các ý tưởng có thể tối ưu hóa nguồn lực để đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: kết hợp các dự án thành phố thông minh với dự án trung tâm tài chính (Pintech) và các kế hoạch cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị,…

Là nơi tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm. Tạo ra các quy chế quản lý, vận hành thật sự linh hoạt để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ cao. Thu hút và phát huy sự tham gia sáng tạo của cộng đồng để tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ. Xây dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu về kinh doanh đổi mới sáng tạo và tạo được cơ hội kinh doanh cho những nhà khởi nghiệp trẻ (Startup).

Các chương trình phát triển các cụm nhóm ngành nghề, các dịch vụ hỗ trợ được thảo luận, tương tác liên tục để cùng với công tác quy hoạch và xây dựng cơ sơ hạ tầng đem lại một sự thay đổi hài hòa về chất trong việc tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao và xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, tiến bộ xã hội.

6 - Trung tâm công nghệ sinh thái – khu vực Tam Đa và đại học Long Phước 

Tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đông Quận 9 để thúc đẩy du lịch sinh thái. Đặt ga đường sắt cấp vùng, biến thực phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực.

Là khu vực sinh thái Tam Đa cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành. Vừa kết nối với các hạ tầng giao thông hiện đại bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt trên cao kết nối với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Khu vực vừa cho phép phát triển có giới hạn và sử dụng kỹ thuật cao để giảm thiểu tác động môi trường, qua đó để bảo tồn các khu vực đa dạng về sinh họa.

7 - Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và Cảng Container Cát Lái

Khu vực có hệ thống giao thông hiện đại, được đầu tư đồng bộ có khả năng kết nối cao trong vùng Đông Nam Bộ. Có các tuyến Xa Lộ Hà Nội, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên (sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021), hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường Vành Đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn – sông Đồng Nai,… Đó là yếu tố quan trọng tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại.

Đồng thời, khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức. Bao gồm hàng hải (khu cảng container Cát Lái), đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa và kết nối nhanh sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

Với điều kiện hạ tầng giao thông hiện tại, nơi đây sẽ là một nơi kết nối và chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao công nghệ đào tạo, các kết quả nghiên cứu, khoa học, sản xuất cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các mặt hàng nghiên cứu khoa học từ các tỉnh, Vùng lân cận.

Ngoài ra còn có cảng Cát Lái là cảng chuyên dụng container, được quy hoạch và xây dựng mới tại phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cảng Container lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích mặt bằng 160ha, tổng chiều dài cầu tàu hơn 2km, cùng lúc đón 09 tàu Feeter, đón tàu có tải trọng đến 45.000 DWT. 

Cảng Cát Lái được xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới. Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại TOPOVN; thanh toán qua mạng internet (E-port); lệnh giao hàng điện tử (EDO). Cùng các dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng sà lan, khai thuê hải quan,…

8 - Khu đô thị cảng Trường Thọ – đô thị tương lai

Là một địa điểm lý tưởng để tái phát triển khu vực cảng theo mô hình thành phố thông minh, một “phòng thí nghiệm đô thị”. Tận dụng vị trí nằm gần khu đô thị Thảo Điền và các lõi đô thị khác cho việc kiến tạo một đô thị kiều mới, Trường Thọ có vai trò như một khu đô thị mới. Với những hạ tầng xanh và có tương tác cao, phương thức vận tải mới (thông minh, an toàn, bảo vệ môi trường) và nguồn dữ liệu thông tin mới, công nghệ xây dựng mới có khả năng chuyển đổi thích ứng với môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu và một không gian công cộng chuyển đổi, tự động hóa theo số liệu thời gian thực.

Video tổng quát về định hướng phát triển của Thành phố Thủ đức như sau: 

MỘT SỐ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN NỔI BẬT Ở THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC:

1) CĂN HỘ ELYSIAN THỦ ĐỨC

Elysian Thủ Đức

 Vị trí dự án: Mặt tiền Số 170 Đường Lò Lu, phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức (Quận 9 cũ), TP.HCM

 Chủ đầu tư: Gamuda Land

 Đơn vị xây dựng: Công ty Cổ Phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

 Đơn vị quản lý và vận hành: Savills

 Diện tích dự án: 28.412m2

 Quy mô: 4 Block căn hộ; cao 20 tầng và 1 tầng hầm gửi xe thông 4 block

♦ Số căn hộ: 1398 căn hộ & 8 căn Shophouse

 Khởi công: Tháng 5/2023

 Dự kiến hoàn thành: Quý IV/2025.

 Diện tích căn hộ: Căn hộ từ 34 đến 115m2.

 Giá bán: từ 55 triệu/m2

2) THE CLASSIA KHANG ĐIỀN  

Vị trí:Võ Chí Công, Phường Phú Hữu, Tp Thủ Đức, TP HCM
Chủ đầu tư:Khang Điền
Đơn vị quản lý:CBRE
Đơn vị xây dựng: An Phong
Quy mô dự án:4,3 ha.  176 căn nhà liên kế (xây dựng 1 trệt 3 lầu)
Tiến độ xây dựng:Đã hoàn tất xây dựng. Bàn giao từ cuối năm 2022
Giá bán: từ 18 tỷ/căn
Pháp lý:Người Việt Nam: Sổ hồng, Sở hữu lâu dài. 

Nhà Khang Điền The Classia

 

3) ĐÔ THỊ ĐÔNG TĂNG LONG 

 Vị trí dự án: Tọa lạc tại 3 mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh - Lã Xuân Oai - Vành Đai 3

 Chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị HUD

 Đơn vị phát triển dự án: Hưng Hưng Thịnh

 Diện tích dự án: 159,36 Héc-ta

 Diện tích công viên và hồ cảnh quan: 28,55 Héc-ta

♦ Diện tích công trình công cộng: 11,42 Héc-ta

 Diện tích:

  • Nhà phố : 100 - 120m2; xây dựng 3 tầng + 1 sân thượng
  • Biệt thự song lập: 160 - 180m2; xây dựng 2 tầng + 1 sân thượng
  • Biệt thự đơn lập: 200 - 600m2; xây dựng 2 tầng + 1 sân thượng
  • Dinh thự: 800 - 1000m2; xây dựng 2 tầng + 1 sân thượng

 Giá bán:

  • Nhà phố 100m2: 7 tỷ/căn
  • Biệt thự 160m2: 8,7 tỷ/căn tùy từng khu
  • Biệt thự 200m2: 15,5 tỷ/căn tùy từng khu

Đông Tăng Long