1. Tìm và áp dụng các phương pháp đối phó hiệu quả
Cho dù bạn có yêu thích công việc mình làm đến đâu thì công việc nào cũng có những yếu tố gây cho bạn căng thẳng. Khi đối phó với căng thẳng, lo âu nơi làm việc, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên bạn hãy tránh các cơ chế đối phó không lành mạnh như rượu và đồ ăn vặt. Thay vào đó, hãy cố gắng phát triển những thói quen lành mạnh hơn để giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu và giúp bạn làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ quản lý cấp trên và đồng nghiệp của bạn khi lo lắng, căng thẳng xuất hiện. Giải pháp đối phó hiệu quả cũng có thể bao gồm các chương trình tập thể dục và hỗ trợ nhân viên nhằm giải quyết sự lo lắng, căng thẳng và các thách thức về sức khỏe tinh thần khác bằng cách tạo ra những cuộc đối thoại cởi mở, các workshop về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc.
Các chương trình này có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý một cách bảo mật bởi các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý hoặc giúp các tổ chức xây dựng một môi trường văn hoá doanh nghiệp tích cực.
2. Tránh làm nhiều việc cùng lúc
Một trong những nguyên nhân gây lo lắng và căng thẳng tại nơi làm việc là cảm giác quá tải, điều này có thể xảy ra nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý công việc của mình một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, chúng ta thường có xu hướng làm nhiều việc cùng lúc để hoàn thành nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn nhất, nhưng về lâu dài, điều này chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn, khiến bạn cảm thấy căng thẳng và gia tăng nguy cơ lo âu.
Thay vào đó, hãy tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và thực hành các chiến lược quản lý căng thẳng, lo âu như nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng hay các kỹ thuật thư giãn tại nơi làm việc như thiền, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách... Nếu bạn ở vị trí quản lý, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên bạn hãy cân nhắc đưa ra các bài tập chánh niệm cho nhân viên để đối phó với căng thẳng và lo lắng nhằm làm việc hiệu quả hơn.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ tại nơi làm việc
Thời gian dài, lịch trình chặt chẽ và khối lượng công việc ngày càng tăng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, dễ nóng giận và căng thẳng. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng khi bạn cảm thấy như thế giới đang sụp đổ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ tại nơi làm việc.
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều hiểu sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến năng suất công việc như thế nào và có các biện pháp giúp đỡ nhân viên, như sắp xếp công việc linh hoạt hoặc khuyến khích thời gian nghỉ ngơi khi ai đó cảm thấy quá tải.
Ngoài những gì tổ chức của bạn có thể làm cho sức khỏe tinh thần của bạn, hãy xem xét các mẹo cân bằng giữa công việc và cuộc sống như quản lý thời gian hiệu quả. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, ưu tiên và sắp xếp các nhiệm vụ để bạn có thời gian thực hiện các ưu tiên công việc cần hoàn thành và theo đuổi các mục tiêu cá nhân như dành thời gian cho gia đình, phát triển bản thân và sở thích.
Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://sns.org.vn/6-chien-luoc-quan-li-cang-thang-va-lo-au-noi-lam-viec-phan-1-%7C-chuyen-gia-tam-ly