Dùng thuốc muỗi để diệt trừ muỗi, côn trùng trong nhà là phương pháp quen thuộc, hiệu quả nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thuốc xịt muỗi có độc không và cách xử lý khi lỡ hít hơi thuốc vào người. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Thuốc xịt muỗi có độc không?
Thuốc xịt muỗi được Bộ Y tế sử dụng là loại thuộc nhóm có gốc Pyrethrine là thế hệ thuốc mới nhất và được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi. Thuốc đã trải qua thử nghiệm tại các vùng của nước ta, kết quả an toàn với sức khỏe cộng đồng và diệt muỗi hiệu quả.
(Nguồn ảnh Freepik)
Nhiều người không biết thuốc xịt muỗi có độc không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên nó chỉ gây hại cho sức khỏe nếu dùng sai hướng dẫn sử dụng, dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Cách dùng là phun thuốc trong không gian phòng với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương và nó sẽ khuếch tán trong không gian chỉ sau vài giờ phun xịt. Vì cơ chế này mà thuốc xịn muỗi không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kể cả người lớn tuổi và trẻ em.
Khi phun thuốc muỗi, bạn và gia đình cần ra khỏi không gian có thuốc và đợi ít nhất 1 giờ sau đó thì mới vào nhà. Khi này thuốc đã khuếch tán hết vào không khí và mùi thuốc cũng không còn. Nếu trong nhà có người bị bệnh hô hấp, trẻ nhỏ có cơ địa dễ bị ứng thì thời gian chờ cần lâu hơn, khoảng 2-3 giờ sau khi phun để đảm bảo an toàn.
>> Có thể bạn quan tâm: Xịt thuốc muỗi bao lâu thì được vào nhà để không ảnh hưởng sức khỏe?
Nguy cơ với sức khỏe nếu dùng thuốc xịt muỗi sai cách
Như đã đề cập đến ở phần trước, thuốc xịt muỗi mà Bộ Y tế sử dụng không gây độc cho con người nếu sử dụng đúng hướng dẫn. Tuy nhiên khi xịt với hàm lượng vượt quá mức cho phép thì có thể ảnh hưởng đến con người, vật nuôi, ô nhiễm nguồn nước xung quanh.
Thuốc thuộc nhóm Pyrethroids có thể gây ngộ độc cấp tính với con người nếu hít phải lượng thuốc lớn (từ 30ml trở lên) và kéo dài. Tác động đến cơ thể là kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, làm hệ thần kinh trung ương bị ức chế, giảm tri giác, gây đỏ, ngứa, giảm huyết áp…
Thuốc xịt muỗi có độc không? Nếu dùng sai cách thì thuốc sẽ gây rối loạn hệ hô hấp như hen suyễn, kích ứng phổi, nhất là với loại thuốc có chứa DEET. Khi thuốc xịt muỗi thấm qua da sẽ đi vào máu và có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Đối với ai có cơ địa dễ dị ứng thì thuốc có thể gây kích ứng, nổi mẩn, ngứa da...
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thuốc xịt muỗi nếu tiếp xúc với lượng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương não, rối loạn vận động, giảm khả năng tập trung.
Cần làm gì khi ngộ độc thuốc phun muỗi
Nếu người có cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với thuốc xịt muỗi và có biểu hiện kích ứng như đỏ mắt, buồn nôn, ho, sổ mũi, mẩn ngứa,... thì cần rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần. Nếu tình hình không tốt lên thì cần đi thăm khám tại cơ sở y tế.
Nếu chẳng may thuốc xịt muỗi tiếp xúc với mắt thì cần rửa sạch nhiều lần trong 15-20 phút và đi khám bác sĩ nếu không đỡ. Khi đi khám cần đem theo vỏ sản phẩm để bác sĩ xác định các thành phần có trong thuốc.
Trường hợp nuốt phải thuốc xịt muỗi thì cần uống 1-2 ly nước và mang theo vỏ sản phẩm đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách. Tuyệt đối không cho uống sữa vì sữa có thể đẩy nhanh sự hấp thu của hóa chất vào cơ thể qua thành ruột.
Làm gì để phòng và đuổi muỗi
(Nguồn ảnh Freepik)
Bạn đã biết thuốc xịt muỗi có độc không.Thuốc xịt muỗi tuy có hiệu quả nhanh nhưng không thể diệt trừ muỗi tận gốc. Cách phòng sốt xuất huyết tốt vẫn là vệ sinh không gian sống, giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng. Không để các vũng nước tù đọng hay các khoảng không gian chết là nơi trú ngụ của muỗi và côn trùng khác.
Ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin B1, B12 và vitamin C vì muỗi rất kỵ các thành phần này.
Trồng cây xua muỗi trong nhà như cây chanh, cúc vạn thọ, cây sả, cây hương thảo, tỏi, cây hoa oải hương, cây cúc ngải, húng lủi, húng quế,...
Trong trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng thuốc xịt muỗi thì cần xem kỹ thông tin trên sản phẩm và là theo hướng dẫn. Các nguyên tắc cần nhớ là không sử dụng thuốc xịt muỗi khi trên da bị các vết trầy xước, có vết thương... Không xịt thuốc gần ở những nơi cất giữ thực phẩm. Không xịt muỗi nếu trong phòng có trẻ em. Cần phải đưa các thành viên trong gia đình ra khỏi phòng và khu vực xịt thuốc ít nhất 1 giờ.
Vậy là bạn đã biết thuốc xịt muỗi có độc không và cần làm gì nếu bị ngộ độc hóa chất này. Nên nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng chỉ tập trung vào cách diệt muỗi mà cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi, không để chúng trong không gian sống.
Nguồn tham khảo: Vinmec
Xem thêm bài viết liên quan:
7 xịt chống muỗi cho trẻ em an toàn, lành tính bảo vệ con khỏi côn trùng hiệu quả
7 kem chống muỗi cho bé không kích ứng da, bảo vệ con toàn diện