Hải sản nói chung và tôm nói riêng là những thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có những món ăn kỵ hải sản. Nếu chị em sơ ý ‘gắn kết’ chúng lại với nhau thì có thể gây nguy hiểm tính mạng.




Những món ăn kỵ hải sản, có thể tạo thành ‘độc dược’ gây chết người. Ảnh minh họa



Cả gia đình cùng ăn tôm và hải sản như nhau, nhưng chỉ có mỗi mình chị Linh nhập viện vì quá đau bụng. Chị Linh nghi mình bị ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với hản sản, nhưng càng nghĩ chị càng thấy có điều gì đó không đúng lắm.



Rõ ràng là xưa nay chị chưa từng dị ứng với bất cứ điều gì, còn nếu ăn phải thực phẩm bẩn thì tại sao ‘thần bệnh’ chỉ gọi tên một mình chị? Suy đoán hoài, cuối cùng thắc mắc của chị cũng bác được giải đáp. Tất cả nguyên nhân cũng là do chị Linh ăn hải sản kết hợp với uống nước cam.



Để tránh trường hợp đau thương như chị Linh, các chị em cần biết các món ăn kỵ hải sản để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình nhé.



1. Ăn chung hải sản với các loại hoa quả chứa vitamin C.



Chị em lưu ý, đây là việc làm nguy hiểm và có thể gây ngộ độc chết người. Vì độc tố có sẵn trong tôm nói riêng và trong hải sản nói chung, khi kết hợp cùng vitamin C có thể tạo thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể. Đó chính là asen 3 (thạch tín). Để bảo đảm an toàn, chị em không nên nấu chung, ăn chung hải sản với các loại rau, củ hay ăn kèm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.



Đặc biệt, chị em chỉ nên ăn hoa quả chứa vitamin C ít nhất 4 tiếng sau khi ăn tôm để bảo đảm an toàn.



webtretho


Vitamin C kết hợp với hải saRn có thể tạo thành asen 3 (thạch tính). Ảnh minh họa



2. Ăn chung với hản với canh/ chè bí đỏ.



Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Hải sản như tôm thì lại có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận trạng dương, chống ung thư và các công dụng khác.



Hai món này thực ra rất tốt nhưng nếu kết hợp với nhau thì sẽ thành ‘rất tiếc’. Vì chúng có thể dẫn tới bị bệnh kiết lỵ (là một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy), có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe của chị em chúng ta.



3. Uống trà trước/ sau khi ăn hải sản.



Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.



Bất kể chị em ăn hải sản trước hay sau khi ăn hải sản đều có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, chuyên gia kiến nghị khi ăn hải sản, chị em nên từ chối uống trà, còn muốn uống thì cũng phải tốt nhất là cách 2 giờ đồng hồ trở lên



4. Uống bia khi ăn hải sản



Các loại hải sản như cá, tôm, cua, … có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống bia thì có hại. Vì bia cản trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể. Chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải.



Lượng đạm thừa nếu không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ hay còn gọi là gout.




Uống bia khi ăn hải sản có thể gây bệnh gout. Ảnh minh họa



5. Ăn hải sản với nhân sâm



Tuy trường hợp này ít nhưng không phải là không có. Theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, chị em cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… nhé.



6. Ăn hải sản với những thực phẩm có tính hàn khác.



Các loại hải sản có tính hàn khá cao, do đó nếu ăn với các thực phẩm có tính hàn khác nữa như: dưa leo rau muống, dưa hấu, lê, nước đá… sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu. Chị em cần lưu ý tránh xa những thực phẩm kỵ hải sản này nhé.




Chị em cần lưu ý khi ăn hải sản. Ảnh minh họa.




Lưu ý khi ăn hải sản



Những người bị bệnh gút, viêm khớp hay những bà mẹ mang thai, đang cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản. Tốt nhất là chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 lần trong mỗi tuần, mỗi lần ăn dưới 100 g.



Khi có triệu chứng bị ngộ độc hải sản thì như nổi mề đay, chân tay sưng phù, nôn, đau bụng... thì chị em cần được đưa đi cấp cứu ngay, tránh tình trạng ngộ độc hải sản có thể chuyển biến năng gây sốc phản vệ, tim ngừng đập, ngừng thở.



Xem thêm video: Hướng dẫn ăn hải sản không bị dị ứng, trúng độc


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/09/ePqEqd9QGT-480x270.jpg