Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời chúng ta, bạn có bao giờ tò mò là trong 1/3 cuộc đời đó, bạn - hay chính xác hơn là cơ thể bạn, một cách vô thức, đã làm những gì?


Câu trả lời có thể khiến bạn rất bất ngờ đấy, vì trong cuộc sống về đêm có rất nhiều hoạt động xảy ra:


(Ảnh: Internet)




Bạn giật tưng tưng lên khi ngủ.
Thật ra thì cũng không hẳn là giật tưng tưng nhưng cơ thể chúng ta sẽ bị giật như khi bị giật mình, hoặc cảm giác như bị hụt chân, và theo các chuyên gia về giấc ngủ thì việc bạn giật nhiều hay ít, mạnh hay không tùy thuộc vào mức độ mệt mỏi, căng thẳng của cơ thể. Bạn càng mệt thì giật mình càng nhiều.


Thân nhiệt của bạn giảm xuống.
Trong ngày, chúng ta thức và hoạt động nhiều, đốt nhiều calories, nên việc hạ thân nhiệt vào buổi đêm là cách để giảm tốc độ đốt và tiết kiệm calories. Việc này là cơ chế sinh tồn của chúng ta, phần nào cũng giống như gấu ngủ đông vậy.


Bạn thanh lọc toàn bộ cơ thể.
Giấc ngủ giúp cơ thể và não bộ trẻ lại. Với những người ngủ không ngon thì quá trình thanh lọc này không hiệu quả như đáng ra phải thế, nên những người thiếu ngủ rất dễ nổi cơn hơn bình thường, cũng như già nua hơn so với tuổi.


Bạn quên dần những thông tin vô ích.
Bạn có nhận ra là trong cả ngày mình đã tiếp nhận biết bao nhiêu là thông tin không, nhưng bạn không bị phát điên lên vì may là đã quên hầu hết chúng trong giấc ngủ, không thì não bạn thật sự làm sao có đủ chỗ mà chứa?


Phần còn lại của cơ thể bạn có thể giảm hoạt động nhưng bộ não thì hoạt động hết công suất. Não của ta khi ngủ thực tế là hoạt động nhiều hơn hẳn so với khi thức, và đòi hỏi nhiều oxy hơn. Một giả thiết được đưa ra đó là trong giai đoạn ngủ mắt động nhanh REM, bạn phải sắp xếp lại các suy nghĩ của mình, những điều mình đã học được, xử lý các thông tin (nhớ lại là một ngày bạn tiếp nhận biết bao thông tin, đó là khối lượng công việc kinh khủng thế nào!). Sự tích cực của các hoạt động não khi ngủ còn có thể tạo nên những kết nối quan trọng, và có những khám phá quan trọng.


Tất cả mọi tế bào trong cơ thể bạn đều được bảo dưỡng.


Quá trình phục hồi này sẽ chăm sóc cho những thương tổn bạn gặp phải trong ngày. Khi bạn không ngủ đủ thì hiệu quả hồi phục cũng không thể bảo đảm, đó là lý do vì sao bạn vẫn mệt mỏi và uể oải khi tỉnh dậy.



(Ảnh: Internet)



Hệ miễn dịch của bạn được tiếp sức (hoặc là không).


Một nghiên cứu cho thấy rằng những người tiêm phòng cúm nhưng không ngủ đủ vào đêm tiếp theo thì cơ thể sẽ không tạo ra được những kháng thể cần thiết đủ sức bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm. Vậy nên các chuyên gia nói rằng khi chớm thấy những dấu hiệu đầu tiên của viêm nhiễm đường hô hấp trên là lập tức cố gắng ngủ liền 10 tiếng. Nếu bạn thiếu ngủ dài ngày, bạn sẽ càng dễ bị viêm nhiễm hơn.


Bạn thức dậy 5-15 lần mỗi tiếng, thường xảy ra khi chúng ta chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác, chẳng hạn như từ những giấc mơ sang giấc ngủ sâu, và do những đợt tỉnh dậy đó diễn ra rất ngắn nên ta không nhớ được.


Bạn có thể thở đều, nhưng bạn có biết cứ 100 người thì có tới 30 thật sự ngưng thở khi ngủ? Và đến 90% trong số những người bị chứng ngưng thở khi ngủ này không hề biết hoặc không chữa trị? Hãy lưu ý rằng tuổi thọ trung bình của những người bị chứng này mà không chữa chỉ là 58 năm nên bạn đừng chủ quan.