Thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực gây khó chịu cho tất cả mọi người. Đây cũng là mùa dễ lây nhiễm các chứng bệnh về đường tiêu hóa như tả, kiết lỵ, thậm chí có thể bùng phát thành dịch bệnh.


Tổ chức Khí tượng toàn cầu (WMO) đã đúc kết rằng từ năm 2011 đến năm 2015 là giai đoạn năm nóng nhất từ trước đến nay. Thế nhưng BBC dẫn thông cáo của Cục Khí tượng Anh Met Office cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2016 có thể tăng 1,1 độ C, trên mức tiền công nghiệp. (Là mức độ của CO2 trong bầu khí quyển trước khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp. Các mức này được ước tính là khoảng 280 phần triệu (theo thể tích). Mức độ hiện nay là khoảng 380ppm). Từ đó, dự báo cho thấy năm 2016 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử.



Tại Việt Nam, hiện tượng biến đổi nhiệt độ này cũng có thể gây ra nhiều phiền phức liên quan đến sức khỏe. Cụ thể là nó tạo ra nỗi lo trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm ở đường tiêu hóa như bệnh tả.





Bảng phân biệt triệu chứng bệnh tả và tiêu chảy (Ảnh từ Internet)



Bệnh tả có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, ở vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại. Năm 1563 xuất hiện ca bệnh tả đầu tiên được ghi nhận trong khoa học tại nước Ấn Độ.



Năm 1817, cơn dịch đầu tiên bùng phát từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga, sau đó lan sang các phần còn lại của Châu Âu, và từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm từ khi nó xuất hiện.



Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh được xếp vào loại bệnh "nguy hiểm cực cao”.


Các triệu chứng biểu hiện của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa những chất lỏng trong suốt. Triệu chứng tiêu chảy ở tả thường được miêu tả như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trị có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày, dẫn đến tử vong. Tiêu chảy đã từng được gọi là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước.


Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ 1/2 ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Trong 100 người mắc tả thì có 3 người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng (là nguồn mang khuẩn truyền bệnh).


Khi bị tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch (truyền dịch) thì tính mạng có thể bị đe dọa do mất cân bằng điện giải và mất nước. Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhanh.


Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân.


Thực phẩm nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống như ốc, cua, tôm, ghẹ, hào, sò.... Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào.




Ốc rất được yêu thích trong thời gian gần đây, nhưng nó cũng là nguy cơ gây bệnh tả


(Ảnh từ Internet)



Khoảng 100 triệu vi khuẩn đi vào đường tiêu hóa mới gây ra bệnh tả ở người lớn có sức khỏe bình thường. Các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu:


- Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất


- Người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự cao nhất


- Người có nhóm máu A có khả năng kháng cự cao hơn nhóm máu B.


Có thể phòng tránh bệnh tả nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách:


- Ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... Trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn.


- Luôn giữ vệ sinh tay chân. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.


Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. Do đó khi nghi ngờ bệnh tả, bạn cần thông báo kịp thời giúp khoanh vùng lây lan dịch bệnh.




Bảng hướng dẫn phòng chống bệnh tả (Ảnh từ Internet)



Ở Việt Nam, bệnh tả phát triển theo mùa, thường xảy ra vào những tháng mùa hè (khí hậu nóng- ẩm, nhiều ruồi, nhặng, chuột..., thức ăn dễ ôi thiu), đặc biệt sau khi bị lũ lụt... Tuy chủ yếu bệnh phát hiện ở trẻ em và người già cơ thể suy nhược, nhưng người khỏe mạnh cũng không được chủ quan.


Vì vậy với tình hình khí hậu nóng vào mùa hè như hiện nay, mọi người nên chú ý phòng tránh các nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cho cả gia đình, trong đó việc vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thân thể cá nhân là không thừa chút nào.


http://www.webtretho.com/forum/f113/6-thuc-pham-gay-doc-neu-khong-nau-chin-ky-2165045/


http://www.webtretho.com/forum/f113/thoi-quen-uong-ca-phe-tra-da-via-he-khien-duong-den-nghia-dia-cua-nguoi-viet-khong-con-xa-2162670/


http://www.webtretho.com/forum/f113/mc-huyen-ny-ly-giai-vi-sao-de-tranh-ung-thu-truc-trang-thi-khong-nen-an-oc-2212683/