Xin chào cả nhà trong diễn đàn webtretho, hôm nay rảnh rỗi em xin được chia sẻ câu chuyện có thật của chị gái em về bệnh ung thư buồng trứng mà chị đã mắc phải và đã sinh con vất vả như thế nào.



Chị gái em lấy chồng năm 30 tuổi, sau 3 năm thì chị em mang thai. Trong lần đến bệnh viện siêu âm thai chị muốn ngất xỉu khi bác sĩ cho biết chị bị ung thư buồng trứng. Các bác sĩ khuyên chị em tiến hành điều trị ngay lập tức.


Lúc đó thai nhi được 16 tuần.



Dĩ nhiên khi điều trị chị buộc phải bỏ thai, đối với chị vất vả lắm mới có được đứa con này nên chị quyết định không điều trị để đảm bảo an toàn cho đứa con trong bụng.



Còn nhớ lúc đó bác sĩ đã buộc chị ký vào cam kết là nếu chị có gì trong lúc mang thai thì họ không chịu trách nhiệm.



Trong thời gian mang thai chị vô cùng khổ sở và đau đớn, do khối u ngày càng lớn dần và hành hạ thể xác chị. Có lúc đau đến nỗi không muốn ăn uống gì cả, nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng chị cố gắng nuốt vừa ăn vừa khóc.



Cũng vì những cơn đau hành hạ đến tháng thứ 5 chị xin nghỉ việc hẳn ở nhà để dưỡng thai. Mỗi ngày dù có đau đớn đến thế nào chị cũng dành 15 đến 30 phút đi bộ để con được khỏe mạnh.



Khi thai kỳ được 36 tuần, do kích thước khối u buồng trứng to khủng khiếp, nên các bác sĩ đã quyết định tiến hành ca mổ để đảm bảo mạng sống cho cháu em. Đồng thời họ cũng tiến hành phẫu thuật khối u cho chị.



Khi vừa mổ bắt cháu em ra, chị kể bác sĩ chưa gây mê để mổ khối u mà giữ cho chị tỉnh táo để cô có thể chứng kiến khoảnh khắc thiên thần của mình đến với thế giới. Sau khi con trai chị được bình an ra đời, chị đã được gây mê hoàn toàn để các bác sĩ tiến hành loại bỏ khối u.



Trong diễn đàn này chị nào đã từng sinh mổ rồi sẽ hiểu sau khi mổ nó đau khủng khiếp đến dường nào, riêng chị gái em cơn đau đó còn gấp 10 lần như vậy.



Trong gia đình em có tiền sử bị ung thư buồng trứng, bà em, cô ruột em cung chết vì căn bệnh quái ác này, chắc có lẽ do gen di truyền nên chị gái em khó tránh khỏi? Dù sao được nhìn thấy đứa con bé bỏng chào đời cũng là nguồn động lực để chị có thêm sức mạnh điều trị.



Sau khoảng 2 tuần khi sức khỏe của chị gái em ổn định, các bác sĩ chuyển chị em sang hẳn bên ung bướu để tiếp tục xạ trị. Khi ấy chị luôn mỉm cười và cố gắng thật nhiều để được nhìn ngắm đứa con bé bỏng của mình lớn lên từng ngày.



Cho đến nay, cháu em gần đầy năm, và sức khỏe của chị đã ổn định, chị khỏe hơn rất nhiều. Bác sĩ nói bệnh tình của chị rất lạc quan. Sẽ rất hiệu quả hơn nếu chị vẫn giữ được ý chí này.



Chắc có lẽ niềm khao khát sống mãnh liệt để tận tay chăm sóc đứa con trai bé bỏng của mình nên chị mới có thế chiến đấu với căn bệnh ung thư dũng cảm đến vậy.



Mục đích của em muốn chia sẻ câu chuyện của chị em đến với diễn đàn này không phải ngợi ca chị mình, em chỉ muốn động viên chị nào gặp phải trường hợp éo le như vậy. Hoặc bị những căn bệnh viêm nhiễm âm đạo có nguy cơ vô sinh thì nên lạc quan lên. Không có gì là không thể.



Dưới đây là những dấu hiệu sớm nhận biết ung thư buồng trứng chị em không nên bỏ qua kẻo hói hận không kịp đâu ạ.



Một số dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng



- Đầy hơi hoặc tăng áp lực trong ổ bụng



- Đau ở vùng bụng hoặc vùng chậu



- Cảm thấy chán ăn hoặc ăn nhanh no mặc dù ăn rất ít



- Đi tiểu thường xuyên hơn



Mặc dù đây chưa phải là triệu chứng chắc chắn báo hiệu bạn bị ung thư buồng trứng, nhưng nếu những dấu hiệu trên xảy ra trong một thời gian dài, khoảng vài tuần, bạn nên nghĩ tới căn bệnh nguy hiểm này và nên đi khám sớm.



Có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng:



Tiền sử gia đình có người mắc bệnh



Có một số loại ung thư đã được chứng minh có tính di truyền như ung thư vú, đại tràng và buồng trứng. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt những phụ nữ mang gen BRCA1 và BRCA2, có liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng, những người này cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.



Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng nhiều



Các nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Nếu người phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.



Béo phì



Người béo phì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ khác, tỷ lệ phụ nữ béo phì tử vong do ung thư buồng trứng cao hơn đối với những người có cân nặng thấp.



Nguy cơ bị ung thư buồng trứng giảm nếu người phụ nữ trải qua những giai đoạn sau:



Mang thai



Những phụ nữ đã sinh con ít có khả năng bị ung thư buồng trứng hơn so với những người chưa bao giờ sinh con. Nguy cơ mắc bệnh giảm với mỗi kỳ mang thai, cho con bú.



Sử dụng thuốc tránh thai



Các nghiên cứu gần đây cho biết, ung thư buồng trứng ít xuất hiện ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Những phụ nữ dùng thuốc trong ít nhất 5 năm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh. Bởi cũng giống như khi mang thai, thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng rụng trứng ít hơn có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có một số rủi ro nhất định.



Thắt ống dẫn trứng



Cũng giống như việc cắt bỏ buồng trứng, thắt ống dẫn trứng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên những người có nguy cơ, như trong gia đình có người mắc bệnh, nên cắt buồng trứng và ống dẫn trứng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, hoặc có tiền sử bệnh nào đó ở bộ phận này, bác sĩ thường tư vấn cắt bỏ để phòng tránh mắc bệnh.



Chế độ ăn kiêng giảm béo



Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chế độ ăn uống phòng được bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng có bằng chứng chỉ ra rằng những phụ nữ có chế độ ăn ít chất béo ít có khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng hơn. Hay ở những phụ nữ ăn nhiều rau, hoa quả, giảm nguy cơ mắc bệnh này.



Các giai đoạn của ung thư buồng trứng



Khi mắc bệnh ung thư buồng trứng, phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên. Ngoài việc loại bỏ khối ung thư, nó còn có tác dụng giúp bác sĩ xác định chính xác giai đoạn của bệnh, hay ung thư đã di căn hay chưa.



Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn:



Giai đoạn I: Tế bào ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng



Giai đoạn II: Lây lan đến tử cung hoặc các cơ quan lân cận khác



Giai đoạn III: Lan đến các hạch bạch huyết hoặc ở tử cung



Giai đoạn IV: Lây lan đến các cơ quan xa như phổi hoặc gan



Như trên đã nói, ung thư buồng trứng là một dạng ung thư cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị khỏi là vô cùng khả quan. Theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, tùy thuộc vào loại ung thư buồng trứng, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt từ 90% - 98%. Như vậy, việc phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh, đòi hỏi bản thân mỗi người phụ nữ phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình.



Như lời Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã từng chia sẻ. Ung thư phát hiện sỡm dễ chữa lành. Ung thư không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời của một con người. Nếu chúng ta lạc quan, sống chung với nó, tinh thần luôn vui tươi thoải mái. Thì Ung thư làm gì có cơ hội tấn công.



webtretho