Dấu hiệu sắp có kinh rất rõ ràng, đối với người trưởng thành thì đôi khi không cần phải nhớ ngày vì dựa vào dấu hiệu sẽ biết ngay là đến ngày.

Kinh nguyệt vốn là điều hết sức tự nhiên mà phụ nữ phải đón nhận. Dẫu biết mỗi lần có kinh, chị em ít nhiều cảm thấy mệt mỏi nhưng nếu không có kinh thì càng mệt nhiều hơn. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu sắp có kinh cần lưu ý để chuẩn bị tinh thần cũng như một số thứ quan trọng để chào đón “chị nguyệt”.

Dấu hiệu sắp có kinh là thế nào

Những thay đổi về nồng độ hormone nội tiết trước kỳ kinh nguyệt có thể tạo ra thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc. Đây cũng chính là những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận ra thời điểm bắt đầu kỳ kinh của mình. Mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau như đau bụng dưới, nổi mụn, tức ngực, tính tình thay đổi,... để báo cho biết trước thời điểm bà dì đến thăm đang rất cận kề.

Dấu hiệu sắp có kinh lần đầu tiên

Có kinh tuổi dậy thì

Khi các bé gái bước vào độ tuổi dậy thì cũng là lúc kinh nguyệt lần đầu tiên diễn ra. Độ tuổi này thường nằm trong khoảng 8 - 14 tuổi. 2 loại hormone là estrogen và progesterone tăng lên đáng kể trong cơ thể tạo nên những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm lý như: Núm vú phát triển, mọc lông vùng nách, vùng kín,... và kinh nguyệt xuất hiện.

Dấu hiệu rõ ràng nhất

Những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sắp có kinh nguyệt là: Nổi mụn trứng cá, đau lưng, đau tức ở vú, tiết dịch trắng hoặc trong ở vùng âm đạo, chướng bụng, uể oải, mệt mỏi hơn so với bình thường, tính cách thay đổi thất thường, bị tiêu chảy, táo bón,...

dấu hiệu sắp có kinh rõ rệt

Mỗi kỳ kinh sẽ có những dấu hiệu rất rõ rệt. Ảnh minh họa

Các dấu hiệu sắp có kinh xuất hiện tùy người, tức là có thể diễn ra với người này nhưng lại không với người khác. Đồng thời rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên tốt nhất là chuẩn bị vật dụng và tâm lý vững chắc cho các bé gái. Đặc biệt là nếu sử dụng thuốc giảm đau thì phải có sự tư vấn của bác sĩ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Máu kinh nguyệt là gì? Lưu ý lần đầu có kinh nguyệt

Dấu hiệu sắp có kinh sớm hơn 1 tuần hoặc vài ngày

Dấu hiệu sắp có kinh mà người trưởng thành hay gặp

Kinh nguyệt bình thường sẽ đến vào đúng ngày của tháng trước hoặc xê dịch 1, 2 ngày sớm hoặc trễ hơn. Sắp tới tháng, một người trưởng thành sẽ có những dấu hiệu như sau:

Ngực bị căng tức, nhức đầu mệt mỏi uể oải, cơ nhức mỏi, đau xương khớp, cơ thể bị phù do tình trạng giữ nước trước kỳ kinh, tăng tiết chất nhầy ở tử cung, cảm xúc thay đổi, các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,...

Cách phòng ngừa 

Biết được dấu hiệu sắp có kinh, chị em hãy chú ý tới dinh dưỡng và cân bằng lối sống, hạn chế các thực phẩm chứa caffeine, bia rượu, tập thể dục thường xuyên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin,... Nếu dấu hiệu sắp có kinh làm đảo lộn lịch sinh hoạt và làm việc của bạn thì hãy đến bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp giảm tình trạng này.

Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh

Thời gian không có kinh nguyệt sau sinh, chị em thường quan tâm tới việc khi nào có kinh trở lại và các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh là gì để chuẩn bị trước tâm lý và một số thứ cần thiết.

dấu hiệu sắp có kinh sau sinh

Sau sinh thì bao giờ mới có kinh. Ảnh minh họa

Không đơn giản như khi mới có kinh lần đầu, chuyện kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh sẽ phụ thuộc vào việc có đang cho con bú hay không, và tần suất bú của trẻ nhiều hay ít. Do đó, các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh có thể dựa vào những đặc điểm như sau:

Con không bú mẹ

Nếu không cho con bú hoặc không cho con bú hoàn toàn thì kỳ kinh sớm trở lại sau vài tháng sau sinh. Nếu không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 1,5 - 2 tháng (tương đương 6 - 8 tuần sau sinh).

Con bú mẹ hoàn toàn

Nếu con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt không xuất hiện trong suốt thời gian này là do người mẹ tiết ra một loại hormone có tên prolactin có tác dụng kích thích sản xuất sữa mẹ. Đồng thời, loại hormone này cũng ức chế hoạt động của các hoocmon sinh sản làm trứng không rụng và không có kinh nguyệt.

Trên đây là những dấu hiệu sắp có kinh mà bạn nên lưu ý. Tất nhiên là không phải ai cũng gặp phải hoặc mọi người đều giống nhau mà mỗi người mỗi kiểu. Có người đau bụng, mỏi vai, nhức đầu nhưng có người lại thấy rất bình thường khỏe khoắn. Vì vậy chị em nên để ý và có biện pháp phù hợp để việc này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, học tập và làm việc. 

Bài liên quan

Làm sao kinh nguyệt đến nhanh: 7 cách đơn giản mà hiệu quả

Kinh nguyệt không đều sau sinh làm sao hết

Phụ nữ sau mãn kinh ăn gì tốt cho sức khỏe