Chậm kinh 6 tháng không phải là chuyện đơn giản, chị em nên đến bác sĩ để được tư vấn và nếu cần thiết phải uống thuốc.
Chậm kinh là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu chậm kinh 6 tháng mà không biết nguyên nhân thực sự thì chị em nên đến bác sĩ để chữa trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây chậm kinh 6 tháng
Chậm kinh là gì?
Đây chính là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Khi đến kỳ kinh nhưng chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt dù các dấu hiệu đều có. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn không có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Nhưng nếu chậm kinh 6 tháng liên tiếp thì bị xem là vô kinh.
Các nguyên nhân dẫn đến chậm kinh 6 tháng
Chậm kinh dù 1 hay 6, 7 tháng nhưng ít ai biết nguyên nhân thực sự là gì dù không có thai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, chị em tham khảo thử xem mình có nằm trong số những điều này không:
Chậm kinh gây nhiều lo lắng cho chị em. Ảnh minh họa
- Tăng/giảm cân bất thường: Cân nặng lên xuống bất thường có khả năng gây rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Nếu chậm kinh 6 tháng, bạn nên coi lại cách ăn uống của mình xem có đủ bữa, tinh thần có căng thẳng hay có sử dụng chất kích thích khiến cân nặng ảnh hưởng và trực tiếp làm chậm kinh hay không.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Với mục đích phòng ngừa thụ thai, rất nhiều chị em lạm dụng loại thuốc này quá mức cần thiết nên gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Tuổi tác: Kinh nguyệt bị ảnh hưởng ít nhiều vì tuổi tác. Có hai giai đoạn là bắt đầu dậy thì (11- 16 tuổi) và tiền mãn kinh (45 - 55 tuổi) rất dễ bị chậm kinh. Ở tuổi dậy thì, chậm kinh chỉ khoảng 4, 5 ngày so với tháng trước. Còn tiền mãn kinh thì do suy giảm hormone nghiêm trọng nên bị trễ kinh. Nếu không có dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn,... đi kèm thì không có gì quá lo lắng.
- Tâm trạng không ổn định: Khi có chuyện không vui trong cuộc sống, ức chế, buồn bã, suy sụp kéo dài thì ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Bởi khi cơ thể chịu quá nhiều ức chế sẽ sản sinh hormone tiêu cực, ảnh hưởng đến việc sản sinh estrogen gây rối loạn nội tiết tố của chị em. Điều này khiến phụ nữ chậm kinh, lệch ngày khá nhiều so với trước đó.
- Mắc bệnh phụ khoa: Cơ quan sinh sản mắc một số vấn đề nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc chậm kinh. Một số bệnh xảy ra gây nên trễ kinh gồm có viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, tắc vòi trứng,...
- Một số nguyên nhân khác: Chậm kinh đôi khi còn đến từ tác dụng phụ của thuốc, môi trường sống và thói quen sống không lành mạnh. Khi biết được nguyên nhân, chị em mới có thể tìm ra cách chữa trị phù hợp và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Phụ nữ nên hiểu rõ cơ thể của mình và nhận ra những thay đổi nhỏ để điều hòa cơ thể được tốt hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Không có kinh nguyệt hàng tháng có mang thai được không?
Cách khắc phục tình trạng chậm kinh 6 tháng
Đừng để bản thân stress quá lâu
Dẫu biết cuộc sống là không tránh khỏi những lúc bản thân cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng bởi quá nhiều thứ, đặc biệt là công việc và tình cảm. Nhưng chính điều này lại là nguyên nhân gây chậm kinh và nhiều hệ lụy về sức khỏe. Vì vậy, hãy giải tỏa sự căng thẳng này, từ từ kinh nguyệt sẽ quay lại chu kỳ cố định.
Bổ sung vitamin
Bổ sung kinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa
Mỗi khi chậm kinh, sức khỏe, tâm trạng của phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy hãy bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể. Một trong những loại vitamin tốt cho nữ giới trong việc giảm rối loạn kinh nguyệt chính là Vitamin B6, Vitamin E, Vitamin C, Omega 3,... Đồng thời hãy tìm đến chuyên gia để có những giải pháp hữu hiệu nhất.
Khám phụ khoa định kỳ và vệ sinh vùng kín
Nhiều người có tâm lý ngại ngùng khi đến khám phụ khoa. Nhưng thực tế là duy trì thói quen thăm khám từ 1 - 2 lần/năm sẽ giúp chúng ta có thể phát hiện sớm những vấn đề về vùng kín và cách phòng ngừa cũng như điều trị tận gốc.
Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ vùng kín, cân bằng độ PH để không làm ảnh hưởng đến chuyện chậm kinh. Luôn vệ sinh với dung dịch phụ nữ để vùng kín được bảo vệ tốt nhất.
Chậm kinh 6 tháng không chỉ khiến chị em cảm thấy lo lắng trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sức khỏe sinh sản. Đồng thời, chính việc chậm kinh sẽ không tốt cho việc đào thải chất độc, dễ bị lão hóa dẫn đến vô sinh.
Vì vậy, hãy chú ý nhiều đến sức khỏe của mình và nếu có gì bất thường nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị. Đừng bao giờ chủ quan, cũng đừng tin bất kỳ lời bạn bè, người thân nào nếu như không có sự kết luận của bác sĩ có chuyên môn. Ngay cả việc chậm kinh 6 tháng, nếu chủ quan thì càng khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng lo lắng thêm mà thôi.
Xem thêm bài viết liên quan:
Chậm kinh lâu ngày và nổi mụn ở phụ nữ. Nguyên nhân và cách điều trị
Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều-6 loại nước uống cứu cánh chị em