15 bài thuốc Nam hay từ cây đu đủ, lưu lại dùng dần.

1. Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào ,chịu khó ăn vào ,sỏi nào củng hết.

2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong ,nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi.

3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ.

4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân.

5. Cọng lá Đu đủ , sắc lấy nước uống, đều đặn mỗi ngày, tiêu tan u bướu.

6. Tan Đờm :

Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được.

Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.

7. Ai bị tiểu rắt, có rễ đu đủ tươi.

Sắc uống cả ngày, chẳng mấy là hết.

8. Giúp sáng mắt:

Trái đu đủ tươi, dồi dào Vitamin A, tốt cho mắt sáng.

9. Làm đẹp da:

Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.

10. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ.

Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.

11. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema.

12. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn.

Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

13. Đu đủ xanh là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng;

Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ.

14. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.

15. Chữa các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

hình ảnh
(Bác Hùng - Sống Lành Để Khỏe)