Bệnh rối loạn cảm xúc căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay. Căn bệnh là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.



Những người mắc bệnh rối loạn cảm xúc rất dễ thay đổi cảm xúc thất thường từ cảm xúc hưng phấn, hưng cảm, sang cảm xúc ức chế, trầm cảm, bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Vậy chúng ta đã biết hết bệnh rối loạn cảm xúc là gì? Và chúng gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta chưa?




Rối loạn cảm xúc căn bệnh nguy hiểm mọi người nên cảnh giác (ảnh minh họa)



Bệnh rối loạn cảm xúc là gì?



Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc, thường khởi phát ở người trẻ trong khoảng từ 20 - 30 tuổi. Để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc rất cần một phác đồ điều trị hợp lý cùng với sự quan tâm, chia sẻ, động viên của những người xung quanh.



Theo các chuyên gia người ta chia bệnh rối loạn cảm xúc thành 3 dạng khác nhau như: Rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm, rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm và Rối loạn cảm xúc dạng lưỡng cực.



- Ở rối loạn cảm xúc hưng cảm: người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu tràn đầy năng lượng, cuộc sống vui tươi, không lo lắng bất cứ điều gì và nghĩ về một tương lai rạng rỡ nhưng dễ bị kích thích, nổi nóng. Những suy nghĩ luôn tuôn trào, nhiều ý tưởng, đôi khi đề cao bản thân, coi mình là người quan trọng.



Người bệnh sẽ nói nhiều, hoạt động rất nhiều không biết mệt mỏi. Khi rơi vào trường hợp này người bệnh thường ăn ít, ngủ ít hoặc rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể. Một số người bệnh có những hành vi xung đột như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, lạm dụng quan hệ tình dục.



- Còn rối loạn cảm xúc trầm cảm: Chúng sẽ trái ngược với chứng rối loạn cảm xúc hung cảm người bệnh luôn cảm thấy buồn chán không lý do, mệt mỏi, khó chịu trong người, thấy mình bị bỏ rơi hoặc bị mọi người xa lánh và có xu hướng sống thu mình lại. Thấy mình là người vô dụng, vô giá trị, không còn hứng thú trong cuộc sống, hay có những suy nghĩ tiêu cực như lo âu quá mức, tuyệt vọng, hay nghĩ tới cái chết, thậm chí là ý định tự tử. Khả năng tập trung cũng rất kém và hay do dự.



Họ vận đông chậm chạp, ít nói, không muốn vận động, không muốn tham gia các hoạt động giải trí hay thể thao, không muốn phấn đấu và làm việc. Ăn ít, khó ngủ hoặc ngủ triền miên, hay bị đau đầu, nhức mỏi tay chân, vai gáy.



- Đối với chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Khi đến giai đoạn này người bệnh dễ rơi vào tình trạng hoang tưởng, ảo giác, đa nghi, gây hấn với người xung quanh. Vấn đề về thể chất như suy nhược cơ thể, tuy nhiên những trường hợp nhẹ lại có thể liên quan đến sự sáng tạo, tài năng trong nghệ thuật cũng như trong các lĩnh vực khác.



Do vậy, tùy vào từng trường hợp của thể mà cân nhắc có nên điều trị hay không. Còn đối với rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm và lưỡng cực thì luôn luôn cần thiết phải điều trị, đồng thời được điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn.




Rối loạn cảm xúc rất dễ gây nên chứng hoang tưởng (ảnh minh họa)



Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn cảm xúc



Thật ra nhiều nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh rối loạn cảm xúc. Một số giả thuyết chỉ đưa ra những nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến bệnh như:



Do di truyền: Đã có những nghiên cứu về gia đình, về con nuôi, nghiên cứu về trẻ sinh đôi nhằm xác định vai trò của gen di truyền trong bệnh rối loạn cảm xúc.




Bệnh rối loạn cảm xúc có thể được di truyền (ảnh minh họa)



Do dẫn truyền thần kinh: Người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ ở bệnh nhân trầm cảm.



Do rối loạn nội tiết: sự thay đổi không bình thường trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.



Yếu tố tâm lí: theo thuyết Phân tâm học, các rối loạn trầm cảm bắt nguồn từ những bất thường về tâm lí thủa nhỏ. Còn theo thuyết hành vi nhận thức, trầm cảm là do con người có những nhận thức không đúng về bản thân cũng như về xã hội, nhìn nhận một cách bi quan về các sự vật trong quá khứ và trong tương lai.



Những triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc trên cũng gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như rối loạn nội tiết tố, bệnh rối loạn nhịp tim, vì vậy mà chúng ta cần phải cẩn thận để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất nhé.



Xem video tại đây:


Gia tăng rối loạn tâm thần vì áp lực cuộc sống


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/07/ztoImPHYtp-480x270.jpg