Một phụ nữ bình thường cần ít nhất 18mg sắt/ngày (phụ nữ mang thai cần ít nhất 27mg) nhưng hầu hết chúng ta đều chưa nhận được đủ lượng đó - trong khi chất sắt là rất cần thiết để giúp tạo máu và đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể.



Gần đây có phong trào dùng con cá sắt để cải thiện tình trạng này, nhưng thật ra chỉ cần một số lưu ý và thay đổi đơn giản hàng ngày - từ chuyện dùng loại xoong chảo nào cho đến kết hợp thực phẩm ra sao là đã có thể giúp bạn đạt được mục tiêu bảo đảm nhu cầu sắt cho mình và gia đình rồi.



1. Hãy dùng xoong chảo gang




(Ảnh: Internet)




Các chuyên gia sức khỏe tại đại học Columbia cho hay rằng nấu nướng bằng dụng cụ làm bếp bằng gang làm tăng đáng kể lượng chất sắt trong thực phẩm của bạn, kéo theo là lượng chất sắt mà cơ thể bạn hấp thụ. Theo các nhà nghiên cứu, thực phẩm có tính axit và có một chút nước (chẳng hạn như sốt spaghetti) có chứa đến 9 lần nhiều hơn lượng sắt nếu được nấu trong loại dụng cụ này. Ngoài ra, với bất kỳ loại thực phẩm nào khác, thời gian nấu càng lâu, khuấy càng nhiều, xoong chảo càng mới thì lượng sắt càng nhiều hơn.



Tuy nhiên các chuyên gia này cũng lưu ý rằng hãy thận trọng khi áp dụng phương pháp này để chế biến thức ăn cho trẻ dưới 3 tuổi, cũng như tránh dùng loại xoong chảo bằng gang để chiên.



2. Khi ăn rau spinach, hãy nấu lên




(Ảnh: Internet)




Loại rau này khi chưa qua chế biến có chứa khoảng 1mg sắt / mỗi 30gr rau, nhưng khi nấu lên thì lượng sắt tăng đến gấp 4 lần. Vậy nên… bạn biết nên làm sao rồi đó.



3. Kết hợp thực phẩm chứa sắt với thực phẩm nhiều vitamin C




(Ảnh: Internet)




Sắt và vitamin C là cặp đôi quyền lực trong thế giới dinh dưỡng. Kết hợp 2 loại này với nhau giúp cơ thể bạn cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt non-heme, là loại chất sắt thường có trong thức ăn nguồn gốc thực vật, cơ thể khó xử lý. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy thiếu vitamin C và sắt còn làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn đột quỵ. Vậy nên… nhé!



4. Tránh uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn




(Ảnh: Internet)




Nhiều người có thói quen uống trong lúc ăn, nhưng có lý do để tin rằng việc uống trà và cà phê có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trong một nghiên cứu, các đối tượng tham gia uống trà trong bữa ăn và kết quả là sự hấp thụ sắt loại non-heme giảm còn 62%, uống cà phê thì giảm còn khoảng 33%. (Còn chất sắt loại heme, loại dễ hấp thụ thường có trong các loại thức ăn nguồn gốc động vật như thịt nạc, trứng, ngao, sò, hến… thì không bị ảnh hưởng.) Nếu trong chế độ ăn của bạn có nhiều loại rau thì ảnh hưởng không nhiều như vậy - nhưng nếu bạn đặc biệt lo lắng về lượng sắt bị thiếu hụt của mình thì tốt nhất hãy dừng việc vừa ăn vừa uống này lại đi thôi.