Cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi khi họ trưởng thành và kinh nguyệt là một trong những thay đổi đó. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu đúng về ngày "đèn đỏ" này của mình.



Để hiểu hơn về chu kì kinh nguyệt của mình, chị em nên tham khảo những thông tin dưới đây.



1. Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày




Chu kì kinh nguyệt có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ. 28 ngày được coi là số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt .



2. Có thể mang thai trong thời gian có kinh nguyệt



Tinh trùng có thể sống trong tử cung của người phụ nữ cho đến 5 ngày. Ngoài ra, nếu chu kì kinh nguyệt của bạn không đều, sự rụng trứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bạn vẫn có thể mang thai.



3. Tại thời điểm chu kì kinh nguyệt đầu tiên trong đời của mình, người phụ nữ cũng có thể mang thai



Rụng trứng có thể xảy ra ngay cả trước khi bạn bước vào chu kì kinh nguyệt đầu tiên, do đó cơ hội thụ thai vẫn có thể xảy ra.


4. Người phụ nữ vẫn không nên nghỉ tập thể dục trong thời gian có "đèn đỏ"



Bạn có thể tập thể dục và hoạt động bình thường trong thời gian có kinh nguyệt vì nó có thể giúp giảm nguy cơ chuột rút, đồng thời tăng cường sinh lực cho bạn. Tuy nhiên, nên tránh thể dục hoặc vận động quá sức để tránh tình trạng suy kiệt sức lực.



5. Bạn không nên kiếng gội đầu trong suốt thời gian có kinh nguyệt



Bạn cần duy trì vệ sinh sạch sẽ trong thời gian kinh nguyệt. Gội đầu sẽ không làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn, thay vào đó còn giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.



6. Không nhất thiết phải nghỉ đi bơi khi có kinh nguyệt




Bơi cũng là một hình thức tập thể dục và nó không có hại cho sức khỏe trong những ngày có "đèn đỏ". Tuy nhiên, nếu đi bơi trong những ngày này, bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm .



7. Dùng tampon đúng cách sẽ không làm rách màng trinh



Có nhiều lý do tại sao màng trinh có thể bị rách, ví dụ như tập thể thao, quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo... Nếu dùng tampon đúng cách, bạn sẽ không phải lo bị rách màng trinh.



8. Nước nóng làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không tăng lưu lượng kinh nguyệt



Nước nóng sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và giảm những cơn chuột rút. Nước nóng sẽ không tăng hoặc giảm lượng kinh nguyệt của bạn.



9. Kinh nguyệt không đều là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó có con



Chu kì kinh nguyệt không đều có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Những chị em có kinh nguyệt đều đặn sẽ có cơ hội thụ thai thuận lợi hơn những chị em khác. Ngoài ra, sức khỏe sinh sản của chị em còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: chế độ ăn uống, trọng lượng cơ thể, thói quen sinh hoạt...



10. Không phải chị em nào cũng bị đau bụng, chuột rút trong những ngày "đèn đỏ"



Đau bụng, khó chịu, chuột rút trong ngày "đèn đỏ" có thể khác nhau đối với mỗi người phụ nữ. Một số chị em có thể không phải chịu những khó chịu này, một số gặp phải đau bụng nhẹ nhưng cũng có chị em phải đến gặp bác sĩ để giải quyết cơn đau bụng và chuột rút.


11. Máu thải ra trong chu kì kinh nguyệt không có gì là ô uế hay độc hại



Máu thải ra trong ngày có kinh cũng là máu trong cơ thể. Nó không độc hại hoặc không tinh khiết như bạn vẫn nghĩ.



12. Thời gian "đèn đỏ" dài hay ngắn không liên quan đến khả năng sinh sản




Mỗi phụ nữ có thời gian "đèn đỏ" khác nhau, có người chỉ trong 2 ngày nhưng cũng có người kéo dài cả tuần... Nhưng nó không phải là yếu tố kết luận người phụ nữ có bị vô sinh hay không.



13. Phụ nữ không cần phải tránh các sản phẩm từ sữa trong suốt kỳ kinh



Ngược lại, trong những ngày này, cơ thể bạn cần được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Vì vậy, không có lý do gì để bạn kiêng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa trong những ngày này.



14. Phụ nữ vẫn có thể quan hệ tình dục trong những ngày có kinh nguyệt



Quan hệ tình dục trong những ngày này không phải là điều gì quá tồi tệ và bạn vẫn có thể thực hiện với điều kiện phải giữ gìn vệ sinh và tránh quá mạnh bảo để bảo vệ sức khỏe cho "vùng kín". Tốt nhất nên sử dụng bao cao su và không nên hành sự trong lúc cơ thể đang cảm thấy đau hoặc khó chịu. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều không khuyến khích việc này.




15. Kinh nguyệt gây mất máu nhưng không trầm trọng



Mặc dù một lượng máu trong cơ thể bị mất đi trong những ngày này nhưng lượng máu đó không nhiều đến mức khiến bạn bị thiếu máu trầm trọng. Để bổ sung cho lượng máu bị mất đi, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.


http://www.webtretho.com/forum/f113/chi-em-nao-bi-kinh-nguyet-khong-deu-nhat-dinh-phai-doc-bai-viet-nay-nhe-2169920/


http://www.webtretho.com/forum/f113/chu-ky-kinh-nguyet-cho-biet-gi-ve-suc-khoe-sinh-san-2091272/


http://www.webtretho.com/forum/f113/9-viec-chi-em-khong-nen-lam-trong-ky-kinh-nguyet-2076145/


http://khotruyenhay.mobi/truyen-doc/420682/15-su-that-khong-the-tin-noi-ve-ngay-den-do.html