Hóc dị vật luôn là tai nạn đáng sợ đối với nhiều bố mẹ có con nhỏ. Mới đây, bé 3 tuổi Hà Nội hóc đậu phộng rơi vào nguy kịch một lần nữa lại cảnh báo bố mẹ về mức độ nguy hiểm của tai nạn này.



Hóc dị vật luôn là một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ đó các mẹ. Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nhưng những trường hợp trẻ bị hóc dị vật vẫn liên tiếp xảy ra. Điều đáng nói là nếu tai nạn này không được xử trí kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Cậu chuyện của một bà mẹ sinh sống ở Hà Nội là lời cảnh báo đến tất cả các phụ huynh có con nhỏ.



"Tôi không phải là một người hoàn hảo, nhưng có lẽ tôi cũng là một người mẹ yêu con của mình như bao người mẹ khác. Vì sự vụng về, ngu dốt mà suýt phải đánh đổi bằng cả tính mạng của con.."



webtretho



Chia sẻ của người mẹ là lời cảnh báo đến nhiều phụ huynh



Chị Thu Hà (Hà Nội) chỉ dám chia sẻ câu chuyện của mình sau khi con trai, bé Min, đã qua cơn nguy kịch. Chị cho biết sự việc xảy ra vào ngày 20/12 vừa qua. Lúc đó là 6 giờ tối, như thường lệ chị bón cơm cho Min ăn, con rất thích ăn muối vừng, cũng như bao lần khác con đều vừa ăn vừa chơi. Vô tình con hóc cái gì đó rồi ho sặc sụa và cố nôn oẹ nhưng không được, một lúc nguôi thì mẹ cho con ăn tiếp nhưng con vẫn ho liên tục không ngừng, mẹ bắt đầu thấy lo. Sau đó con vẫn chạy nhảy chơi đùa nhưng tiếng ho có thở rít bất thường.



webtretho



Bé Min bị hóc hạt lạc (đậu phộng)



Người mẹ lập tức đưa con ra nội soi tai mũi họng, bác sĩ mới chỉ nghe phổi đã bảo có bất thường phải cho vào viện đa khoa gấp, vào viện rồi họ chụp xquang nhưng không phát hiện gì, họ bảo nằm điều trị viêm phổi nhưng bố mẹ không chịu, quyết cho con ra Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Linh cảm của người làm cha làm mẹ đã đúng bởi lẽ nếu chỉ cần chậm hơn 1,2 giờ nữa, bé sẽ không qua khỏi, như lời chị chia sẻ:



webtretho



Bác sĩ bảo nếu chậm 1-2 tiếng thôi là có thể con phải sống thực vật hoặc thậm chí là không qua khỏi



Ở đây, con lại chụp xquang lại lần nữa, bác sĩ giải thích có thể con bị hóc dị vật là hạt lạc nên cần nội soi để lấy nhưng rất nguy hiểm vì lúc đó con đang khó thở rồi. Bố mẹ run sợ nhưng vẫn quyết kí vào tờ cam kết, ngồi bên ngoài chờ mà em khóc rất nhiều chỉ biết cầu nguyện cho con tai qua nạn khỏi



Cuối cùng thật may mắn, trộm vía tỉ lần con qua khỏi, bác sĩ đưa lại hạt lạc mà em mất cả vía. Bác sĩ bảo nếu chậm 1-2 tiếng thôi là có thể con phải sống thực vật hoặc thậm chí là không qua khỏi. Cảm ơn các bác sĩ thật nhiều, cảm tạ trời phật vì đã phù hộ cho gia đình con!



Chuyện này sẽ là bài học lớn cho cả gia đình em!



webtretho



Dị vật được lấy ra từ đường thở của cháu bé



Khi trẻ hóc dị vật như hóc rau câu, hóc hạt nhãn..., dị vật nằm trong phế quản, chỉ trong vòng từ 3 đến 5 phút có thể gây tử vong hoặc sưng, nhiễm trùng rất khó khăn để xử lý. Do đó, việc xử trí cấp cứu đúng cách trong vài phút đầu khi tai nạn xảy ra mới có thể cứu sống bệnh nhân, nhất là dị vật kẹt ở đường thở. Nếu muộn hoặc sơ cứu không đúng, khi vận chuyển trẻ tới bệnh viện, trẻ bị thiếu oxy lên não, dù cứu sống được cũng để lại di chứng suốt đời.



webtretho



Bé Min đang hồi phục



Nhiều người sau khi đọc câu chuyện của chị Thu Hà đã cho rằng bố mẹ cần tuyệt đối bảo vệ sự an toàn của con:



Mọi người có con nhỏ, ở nhà có gì nhỏ nhỏ thì nên cẩn thận một chút. Hôm qua con em nó nhét cái đồ chơi vào mũi, may là bố nó thấy kịp, không là lại vào viện.



Hóc như vậy mà tuyến dưới còn giữ lại điều trị viêm phổi. May là gia đình hiểu tình trạng. Chúc bé mau khoẻ



Bài học cảnh tỉnh cho bậc cha mẹ, nhiều lúc nghĩ việc nó nhỏ, không phát hiện sớm thì chuyện lớn xảy ra



Lạc (đậu phộng) là thức ăn dễ gây dị ứng và dễ gây hóc cho trẻ. Tháng 8/2012, khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận trường hợp của bé N.Q.D. (2 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp). Bé D. nhập viện trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Khai thác bệnh sử của bé, bác sĩ ghi nhận, trước đó bệnh nhi được người nhà cho ăn đậu phộng rang. Trong lúc ăn cháu vẫn hôn nhiên nô đùa thì bất ngờ ho lên một tiếng, tay ôm lấy cổ, mắt trợn ngược, toàn thân đột ngột tím tái.



Ngay lập tức cháu được gia đình chuyển đến bệnh viện Gò Vấp sau khi sơ cứu bệnh viện này tiếp tục chuyển bé D. lên Nhi Đồng 2. Tại đây, bé được hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực, tuy nhiên do bị ngưng thở quá lâu nên bé đã bị chết não, huyết áp không ổn định nên bác sĩ không tiến hành nội soi để gắp dị vật ra ngoài.



Sau một ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhi diễn tiến năng thêm, bé bị hôn mê sâu không thể cứu chữa được nên gia đình đã làm thủ tục đưa con về lo hậu sự. Theo nhận định của các bác sĩ, bé D. là trường hợp bị hóc dị vật đường thở gây tắc nghẽn hoàn toàn, do không được sơ cứu kịp thời nên khi chuyển đến bệnh viện cháu đã không thể qua khỏi



webtretho



Bé gái ở Quảng Bình nguy kịch vì hóc lạc



Cũng vào năm 2012, một bé gái ở Quảng Bình cũng nhập Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba ở Đồng Hới trong tình trạng khó thở, tím tái toàn thân, phổi bên phải giảm âm. Các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển phòng mổ, tiến hành mở khí quản và đặt ống nội soi, gắp ra một hạt lạc rang trong nhánh phế quản phải, cứu sống cháu bé. Theo các bác sĩ, may mắn là hạt lạc rơi vào một nhánh phế quản nên cháu còn thở được, nếu nằm ở khí quản có lẽ cháu đã tử vong. Người nhà cho biết cháu bé được anh trai 11 tuổi bồng qua nhà cậu chơi. Thấy người lớn ăn lạc rang bé cũng bóc ăn theo, không ngờ sặc vào đường thở.


Khi trẻ bị hóc dị vật, người lớn không nên đưa tay vào cố lấy dị vật ra vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn. Cần bình tĩnh sơ cứu bằng các biện pháp vỗ lưng, ép ngực để tống dị vật ra ngoài.


Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.



Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.



Bài và ảnh tổng hợp từ FBNV