Sẵn vụ này mình mới nói, không phải chỉ đoạn đường này mà còn nhiều đoạn đường khác, ở tỉnh cũng có mà thành phố cũng có, không có dải phân cách lắm các mẹ.
Nhiều lúc đi đường, mình không phải là người cầm lái, ngồi đằng sau chứng kiến mà thấy thót tim luôn, nghĩ sao đoạn đường này, không làm dải phân cách, để nhiều người đi lấn làn, để mấy xe ngược chiều đối đầu nhau, xảy ra tai nạn rồi sao?
Theo nguồn tin từ báo Người Lao Động, sau vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ở Bình Thuận, điều tra, làm rõ tài xế của 2 xe cũng như khẩn trương thăm hỏi nạn nhân và gia đình nạn nhân trong vụ này, thì cơ quan chức năng bắt đầu nhìn nhận lại những vụ tai nạn đã xảy ra. Đoạn đường Quốc lộ 1, qua huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn thảm khốc, nếu đường này được mở rộng 4 làn đường, lắp đặt dải phân cách thì chắc tai nạn sẽ giảm bớt nhiều.
Ảnh chụp báo Người Lao Động
Khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc này, nhiều nhận định cho rằng đoạn đường này rất hẹp, không có dải phân cách, không có đèn đường, xe gắn máy lẫn các xe ô tô đi chung với nhau, nhiều đoạn cong cua liên tiếp.
Trước đó, chủ tịch UBND huyện Hàm Tân đã có đề nghị mở rộng Quốc lộ 1, lắp thêm dải phân cách giữa vì đây là đoạn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do các xe đi ngươc chiều đối đầu nhau. Nhưng mấy người có trách nhiệm cứ nói có đường cao tốc nên đâu có chịu làm dải phân cách.
Cách đây hơn 3 năm, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nền đất, mặt đường Quốc lộ 1, đoạn qua Phan Thiết – Đồng Nai. Nhưng đến nay chỉ thi công lắp đặt dải phân cách giữa 6,3 km, và 13,3 km còn lại với mở rộng đường chưa được triển khai. Còn nhiều dự án đã được đề nghị đầu tư nâng cấp đến nay cũng chưa được thực hiện.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận cũng cho biết dù đề nghị mấy năm nay rồi nhưng vẫn chưa được thực hiện. Năm nào Sở cũng đề xuất, tham mưu, nhưng chỉ được làm ít thôi, nhiều chỗ chưa được làm, nên cứ phải tiếp tục kiến nghị.
Từ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng này, Thứ tưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ rà soát lại để đưa các khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng vào đoạn đường được lắp dải phân cách.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, đúng là lỗi phần lớn ở các tài xế như sử dụng rượu bia, ma túy hay chạy quá tốc độ, lấn làn đường, thì nguyên nhân cũng một phần do đường sá nữa đó các mẹ.
Tuy nhiên, liên quan đến nguyên nhân đường sá kém chất lượng dẫn đến hậu quả tai nạn này khó có thể xử lý triệt để, vì quá nhiều người có liên quan, xét trách nhiệm của ai bây giờ. Dù rằng, quy định hiện hành của Bộ luật hình sự có truy cứu trách nhiệm hình sự của những người có chức vụ, quyền hạn nếu thiếu trách nhiệm (không làm hoặc làm không đúng nhiệm vụ được giao) dẫn đến hậu quả chết người, gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên hay thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, còn phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nạn nhân, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Ảnh trái: Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận làm 15 người thương vong ngày 21/7/2020. Nguồn: Báo Người Lao Động. Ảnh phải: Nơi xảy ra vụ tai nạn không có rào chắn trong vụ tai nạn ô tô lao xuống biển ở Quảng Ninh. Nguồn: Báo Thanh Niên.
Hẳn các mẹ vẫn còn nhớ cách đây hơn 1 tuần, ở Quảng Ninh, cũng đã xảy ra vụ tai nạn ô tô lao xuống vực, nguyên do tài xế say xỉn, nhưng suy cho cùng, lỗi cũng do đơn vị thi công công trình, các mẹ nghĩ sao mà đường ven biển, không hề có một thanh rào chắn nào, gặp đường mưa mù mịt giăng lối, người tỉnh táo có thể còn bị lao xuống vực chứ huống hồ là người say xỉn. Bữa giờ một số bài báo lên tiếng, song vẫn thấy cơ quan chức năng xử lý đơn vị thi công.
Ảnh chụp báo Thanh Niên
Từ các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, hôm qua, ngày 21/7/2020, Thủ tướng đã gửi Công điện khẩn 949/CĐ-TTg đến cơ quan Công an, UBND, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia giao một số nhiệm vụ, trong đó, nổi bật nhất tăng cường kiểm tra vi phạm của xe chở khách, xe chở hàng ở khung giờ từ 21 giờ đêm đến 05 giờ sáng hôm sau và đặc biệt là kiểm tra điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến Quốc lộ 1, 5, 14 và 51. Cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị thi công, tư vấn giám sát đối với việc xây dựng, thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông trong điều kiện vừa thi công, vừa khai thác, việc không tổ chức cảnh giới, cảnh báo, rào chắn phía phần giáp biển để xử lý nghiêm trho quy định của pháp luật. Và tước giấy phép kinh doanh có thời hạn của các hãng xe có tài xế lái xe vi phạm…
Trong các vụ tai nạn giao thông, chắc chắn phần lớn lỗi thuộc về tài xế, có kẻ chơi ma túy mất kiểm soát tốc độ, có kẻ nhẹt nhậu bê tha cũng ngồi vào vô lăng, có kẻ chạy cho nhanh cho ẩu vào không tuân thủ luật giao thông rồi gây nên chuyện, cái sai rành rành biết đổ thừa cho ai? Nhưng nhiều nỗi đau đáu rằng, giá như đường nào cũng rộng rãi, có dải phân cách ngăn 2 chiều thì chắc số vụ tai nạn giao thông cũng bớt đi phần nào!!!!
Tổng hợp