Mấy hôm trước, trên mạng chia sẻ rầm rộ hình ảnh khổ qua tự mọc chui đầu vào rọ khiến mọi người nói vui là chắc muốn đổi tên thành “khổ quá”. Thì hôm nay khổ qua lại lần nữa gây chú ý, làm ai cũng thắc mắc rằng tại sao trái bự tổ chảng lại nằm gọn trong một cái chai với cái miệng bé xíu. Ban đầu em nghĩ loại thực phẩm này thật lắm trò với muôn vàng cách mọc khó đoán nhưng hóa ra việc nằm trong chai là có sự nhúng tay của con người, đúng là làm tò mò quá xá các mẹ ạ.
Mọc chui đầu vào lỗ, trái khổ qua tự đổi tên thành "khổ quá" nhưng vẫn xanh tươi
Theo đó, hình ảnh một trái khổ qua còn nguyên vẹn có kích cỡ to hơn nhiều so với miệng chai nhưng lại ở phía trong ruột chai, được một người chụp lại và đăng tải mạng xã hội làm cư dân mạng đặt dấu chấm hỏi lớn:
Lại là khổ qua gây tò mò về cách thức mọc. (Nguồn: Internet)
- “Đèn pin thu nhỏ phóng to của Doraemon có thật à”.
- “Trò này quen lắm, mình từng đọc đâu đó rồi”.
- “Sấy khô rồi bỏ vào ngâm nở ra đúng không?”.
- “Bác nào biết chỉ giáo với, tôi tò mò lắm rồi, có phải trò bịp không?”.
Trái khổ qua gây tò mò khi nằm gọn trong chai. (Nguồn: Internet)
Và thực tế, việc khổ qua nằm trong chai là phương pháp trồng tương đối phổ biến, nhất ở miền Tây. Cụ thể, người trồng sẽ cho trái khổ qua vào chai từ khi còn trên cây, quả lớn dần rồi cắt cuống là được. Cách này phần nào tránh được tác động từ bên ngoài giúp trái phát triển tươi tốt hơn, đặc biệt sau đó ai muốn đem đi ngâm rượu thì quá tiện.
Còn nếu nhà ai không có diện tích hay không có thời gian trồng cũng như chăm sóc thì khi đi chợ cũng nên thường xuyên mua khổ qua về ăn để nhận nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khi mua cần chú ý cách một vài điểm sau, tránh lấy bừa kẻo tiền mất tật mang vì rước nhầm trái đầy hóa chất nhé.
Cách chọn mua khổ qua tươi ngon, an toàn
Để chọn khổ qua ngon, an toàn, bạn đừng vội chọn những trái có màu xanh mướt, đậm, thân phình to, da láng bóng vì có thể chúng đã được bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng, gây nhiễm độc khi ăn. Tốt nhất, bạn nên chọn những trái khổ qua có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ đảm bảo hơn.
Sau khi mua về, một số thành viên trong gia đình có thể sẽ không ăn được khổ qua do quá đắng nên bạn cần làm giảm độ đắng đi. Bằng cách trụng khổ qua ở nhiệt độ cao khoảng 80 độ C. Sau đó, bạn rửa khổ qua với nước lạnh một lần nữa là mang đi chế biến món tùy thích được rồi nhé.