(PLO)- Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, tài chính xanh là một cấu phần quan trọng, đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các ngân hàng ngày càng quan tâm.


Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú mới đây khẳng định: Thời gian qua, ngành ngân hàng đã tiên phong “xanh hóa” dòng vốn đầu tư, gắn mục tiêu tăng trưởng xanh vào Chiến lược phát triển Ngành đến năm 2025, định hướng 2030. 

Trong 8 năm qua (2017 - 2024), dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực kinh tế xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/năm.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng thông tin, năm 2017 mới chỉ có 5 tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh, đến nay đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh.

Gói tín dụng xanh nở rộ


Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều ngân hàng đã thiết kế các gói tín dụng xanh nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh hướng đến chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp. Đơn cử như tại BIDV đang triển khai nhiều gói tín dụng chuyên biệt với ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, chính sách tài sản bảo đảm và tỷ giá cho khách hàng vay trong lĩnh vực xanh.

Theo đó, các gói tín dụng có quy mô từ 3.000 tỉ đồng lên 10.000 tỉ đồng được thiết kế riêng cho cả khách hàng cá nhân, lẫn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xanh, sản xuất nước sạch, dệt may, công trình xanh…

Tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt trên 75.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,1% tổng dư nợ của BIDV và chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng xanh toàn nền kinh tế.

XEM TIẾP NGAY TẠI ĐÂY

Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM