Món ăn có thơm ngon, đậm đà không thì khâu nêm nếm gia vị là quan trọng nhất đó các mẹ. Tuy nhiên, việc nêm nếm gia vị không chỉ canh chuẩn số lượng, mà còn phải canh đúng thời điểm. Vì mỗi loại gia vị sẽ có thời điểm nêm nếm khác nhau, nhằm không làm biến mùi, biến vị. Nêm đúng thời điểm còn giúp món ăn tròn vị hơn. Nếu các mẹ chưa có kinh nghiệm thì hãy xem những chia sẻ dưới đây nha.

Hài hước con cá đuối sắp 'lên thớt' vẫn cười khi bị cù lét khiến dân tình thích thú

Bột ngọt

Đối với các món như nướng, chiên, rán, xào thì các mẹ nên cho bột ngọt vào món ăn 2 lần. Lần 1 là khi ướp để giúp giữ độ ngọt của thịt. Lần 2 là khi nấu xong xuôi giúp tổng hòa hương vị của món ăn. Bên cạnh đó, với món nấu canh thì các mẹ chỉ nên cho bột ngọt vào khi đã tắt bếp để tránh hiện tượng nước bốc hơi, làm mất một lượng bột ngọt đáng kể.

Muối

Với các món thịt kho nếu các mẹ muốn vị đậm đà và độ ngọt của thịt giữ nguyên thì nên cho muối trước. Món canh xương, nước dùng muốn có vị ngọt của xương thì sau khi đun xương gần được mới cho thêm muối nhé. Với món xào, các mẹ nên cho dầu ăn và muối vào cùng nhau rồi một phút sau mới thêm thực phẩm vào nấu, cách này giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Nước mắm

Mắm dù có mùi thơm nhưng nếu nấu quá lâu trên lửa lớn sẽ bị biến đổi mùi vị khiến món ăn bị chua, mất chất dinh dưỡng. Thời điểm thích hợp nhất để nêm các món cháo, canh, súp bằng nước mắm là khi đồ ăn đã chín và tắt bếp rồi. Các mẹ không nên ướp mắm với món ăn trước khi nấu quá 30 phút. Với các món cần ướp lâu hay hầm lâu như nướng, bò sốt vang... thì không nên ướp cùng nước mắm nhé.

Giấm

Riêng với món sườn xào chua ngọt, các mẹ nên cho giấm vào khi món ăn đã chín để làm tăng mùi thơm và không bị ngấy. Với tất cả các món khác, các mẹ có thể thêm giấm khi vừa mới đổ nguyên liệu vào và khi đã nấu xong. Sở dĩ có điều này vì giấm giúp tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao, khử mùi hôi, tanh, tăng độ thơm.

Đường

Với các món nướng hay rán, các mẹ không nên thêm đường ngay từ đầu vì có thể làm món ăn bị cháy khét. Nếu muốn tăng độ ngọt cho nguyên liệu thì có thể hòa đường thành nước sốt và đổ vào khi món ăn đã gần chín. Tuy nhiên, trong quá trình nấu phải thường xuyên chú ý, tránh cho nước cạn hết khiến cho nguyên liệu bị đắng, khét.

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Hạt tiêu

Với hạt tiêu tươi thì các mẹ nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm. Còn hạt tiêu xay các mẹ nên cho vào món ăn khi đã nấu chín, nếu cho vào trước một số chất trong hạt tiêu sẽ biến thành chất độc, không tốt cho sức khỏe đâu ạ.

Rượu trắng

Với rượu, các mẹ có thể cho vào khi vừa mới đổ nguyên liệu lên nấu hoặc khi đồ ăn đã chín, thời điểm thêm rượu sẽ phụ thuộc vào tính chất món ăn. Ví dụ, nếu là các món lẩu, hầm, súp, canh thì thêm rượu vào khi nước đã sôi và gần chín, đợi nước sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp. Với món cá kho, tôm xào, thịt xào thì các mẹ có thể thêm 1 chút rượu vào khi ướp và thêm 1 chút nữa khi đã nấu chín nhé.