Nhà em vốn rất duy tâm, cứ đến dịp lễ Tết là cả hai vợ chồng lại lên chùa thắp hương. Ban đầu chỉ là ngôi chùa ở gần nhà, sau đó em đi tới cả những chùa ở các tỉnh lân cận. Năm nay, em với chồng có dự định dịp Tết này cả gia đình sẽ tìm một ngôi chùa đẹp, linh thiêng ở miền Bắc để đi lễ; cũng coi như chuyến du xuân đầu năm luôn. Vì thế, một tuần gần đây em đang tìm hiểu về các ngôi chùa tôn nghiêm ở miền Bắc trước khi quyết định sẽ ghé thăm ngôi chùa nào. Càng tìm hiểu lại càng thấy miền Bắc nước ta có vô vàn ngôi chùa đáng để đặt chân tới các mẹ ạ.

Thấy 4 con vật tự nhiên tìm đến nhà, mẹ đừng vội hoảng hốt xua đuổi nha vì may mắn đấy

1. Chùa Trấn Quốc (Ba Đình, Hà Nội)

Ban đầu, chùa Trấn Quốc có tên gọi là chùa Khai Quốc, được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý. Sau này, chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc ở đời vua Lê Hy Tông (1681 - 1705). Hiện nay chùa nằm trên một hòn đảo ở phía Nam Hồ Tây. Xưa nơi đây là địa điểm để các vua chúa đến vãng cảnh và cúng lễ mỗi khi đến dịp rằm hay lễ Tết còn nay là nơi mà phật tử và du khách thập phương đến cúng bái. Kiến trúc của chùa Trấn Quốc gồm 3 ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau. Trong chùa có rất nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát; đặc biệt nhất phải kể tới tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn sơn son thiếp vàng, được làm từ gỗ. 

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

2. Chùa Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)

Chùa Cổ Loa hay còn gọi là chùa Bảo Sơn hoặc Bảo Sơn Tự; nằm tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nơi này gắn liền với truyền thuyết thành Cổ Loa xưa kia. Nơi này vốn rất nổi tiếng vì linh thiêng; trong hệ thống chùa không thể không nhắc đến Am Mỵ Nương thường xuyên được du khách đến cầu duyên. Vào đầu tháng giêng, nhất là mùng 6 Tết chùa thường diễn ra lễ khai hội. Lễ bao gồm: Đầu tiên là đám rước, tiếp đến là phần lễ tế và phần cầu nguyện của phật tử để mong những điều may mắn, mưa thuận gió hòa.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

3. Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội)

Phủ Tây Hồ có địa chỉ tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh và cũng là một trong tứ bất tử của nước ta. Tại Phủ Tây Hồ có rất nhiều dị vật cổ mang giá trị tâm linh, văn hóa - lịch sử. Chính vì thế, đây là nơi linh thiêng, thường xuyên được người dân khắp cả nước ghé thăm để cầu tài, cầu lộc dịp đầu năm và thưởng ngoạn cảnh đẹp, kiến trúc bên trong Phủ Tây Hồ. 

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

4. Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)

Chùa Hương vốn được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa được bao bọc bởi khung cảnh non nước hữu tình tuyệt đẹp. Du khách khi đến đây không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp mà còn được dâng hương, bày tỏ lòng thành của mình lên các vị thần phật, bồ tát để cầu sức khỏe, bình an, may mắn. Chùa Hương có lễ khai hội vào ngày 6 tháng giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch. Vào thời gian này sẽ diễn ra các hoạt động như múa Rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền trên suối Yến…

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

5. Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Chùa Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; là nơi thờ chính Quốc Mẫu Tây Thiên - vợ Hùng Chiêu Vương và là một trong những nơi phát tích của Phật giáo nước ta. Khi đến đây, du khách có thể tham quan rất nhiều địa điểm: Đền Thỏng Tây Thiên Vĩnh Phúc; đền cô, đền cậu Tây Thiên Vĩnh Phúc; đền thờ quốc mẫu Tây Thiên; đại bảo tháp Kim Cương Thừa Tây Thiên; thiền viện trúc lâm An Tâm; thiền viện trúc lâm Tây Thiên.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

6. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính chính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An. Nơi đây mang đậm vẻ đẹp của kiến trúc chùa chiền nước ta. Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng năm, chùa Bái Đính tổ chức lễ khai hội mùa xuân, mùng 6 khai mạc và diễn ra đến hết tháng 3 âm lịch. Vào đầu năm mới khi đặt chân đến chùa Bái Đính chúng ta sẽ được thắp hương bái phật, nghe hát chèo, hát xẩm, vãn cảnh chùa và thăm thú đất cố đô xưa kia.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

7. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

Chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa nằm trên dải đất rộng khoảng 10.000m2 và ở cạnh bờ sông Đuống. Ngôi chùa đã tồn tại hàng trăm năm và chứng kiến biết bao thăng trầm trong lịch sử. Vật liệu chính để xây dựng chùa là gỗ quý và phần đá cho các bệ bao quanh. Chùa nằm về hướng Nam và theo Phật giáo thì đây là hướng có phong thủy tốt, thiên nhãn; cũng từ đó mang tới những điều tốt lành cho mọi phật tử ghé thăm. Bởi thế, đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở vùng đất Kinh Bắc.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

8. Chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thời xưa, ngôi chùa này còn có tên gọi là “Thần Quang Tự”. Trải qua gần 400 năm, chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc từ thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ thứ XVII. Đây không chỉ là ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam mà còn là di tích Quốc gia đặc biệt. Hàng năm, lễ hội chùa Keo được khai mở vào ngày mùng 4 Tết.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn internet)

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo*