Mấy ngày nay cư dân mạng xôn xao về clip ghi lại hình ảnh một cô gái có dấu hiệu tâm thần, đi lang thang và bị một thanh niên sàm sỡ.
Ngay khi clip này được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút sự chú ý của dư luận, kèm theo đó là sự phẫn nộ về hành vi đồi bại của thanh niên này. Và sau đó, dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao người chứng kiến không ngăn can hành vi của thanh niên này mà đứng quay clip?
Mình đọc báo Thanh Niên, thấy Công an cho hay, clip này là do anh H. (nhà trong hẻm 10 đường Lão Tử, P.11, Q.5) quay lại. Theo đó, khoảng 1 giờ sáng 18-4, anh H. nghe tiếng ồn nên mở cửa sổ ra xem. Anh H. phát hiện một nam thanh niên đang có hành vi sàm sỡ nên anh lấy điện thoại ra ghi hình. Đến khoảng 11 giờ ngày 18.4, anh H. đã đến Công an phường 11 trình báo sự việc và cung cấp đoạn video nói trên.
Ảnh trái: Chụp từ clip. Ảnh phải: Ảnh minh họa. Nguồn: Unplash
Hành động trình báo, cung cấp clip và tố giác tội phạm của anh H. được nhiều người hoan nghênh.
Tuy nhiên, bên cạnh việc bức xúc lên án hành vi của nhân vật chính trong clip (thông tin mới nhất là đã ra công an đầu thú) thì chuyện tranh cãi vì sao người quay clip lại không có hành động gì (nếu nghi ngờ cô gái bị tấn công) để giải vây kịp thời?
Khi được hỏi, ông H. là người quay clip trần tình:
“Sự việc diễn ra trong khoảng từ 1 giờ sáng đến 1 giờ 30 sáng ngày 18.3. Trước khi quay clip khoảng 5 đến 10 phút, anh H. đang ở trong phòng ngủ trên gác lửng, nghe thấy tiếng động như có người đang cự cãi nên mở cửa sổ ra xem.
Ban đầu anh nghĩ là người yêu đang cãi nhau, nhưng một lúc thì lại thấy có sự giằng co qua lại. Nhận thấy có chuyện không ổn nên anh H. đến đầu giường lấy điện thoại để quay clip lại.
Tôi báo công an liền cũng được, nhưng lúc đó tôi báo công an đến thì sự việc cũng không đến mức xâm hại, mà chỉ là xô xát giằng co. Với lại không thể vừa quay phim vừa nghe điện thoại được. Lúc đó, trong đầu tôi chỉ suy nghĩ là quay phim trước xem tình hình như thế nào”, anh kể lại.
Càng quay anh H. càng cảm thấy không bình thường. Anh cho biết 1-2 phút đầu, người đàn ông không sử dụng bạo lực mà chỉ đứng sàm sỡ cô gái, khoảng 3 phút tiếp theo thì bắt đầu có hành vi bạo lực. Đến phút thứ 6, cảm thấy đã đủ bằng chứng để truy cứu người đàn ông nên anh H. dừng video và truy hô: “Tôi đã quay anh rồi nha”. Lập tức, người đàn ông mặc đồ xe ôm công nghệ liền bỏ trốn.
Ban đầu anh H. không biết thanh niên này có xe máy nhưng thấy anh này đi qua đi lại nhiều lần nên lấy làm lạ và đưa camera điện thoại ra phía đầu hẻm, thấy chiếc xe nên quay biển số xe và chụp hình.
“Nếu 1-2 phút đầu tôi truy hô thì anh này sẽ chạy liền và sẽ không thể quay được chi tiết làm bằng chứng hữu hiệu. Không quay được biển số xe, quần áo, giày, dép, hình xăm phía sau cổ. Tôi quay để vừa đủ bằng chứng mà người bị hại chưa nghiêm trọng. Nếu nghiêm trọng quá tôi vẫn quay thì mới là không có lương tâm và clip sẽ còn dài nữa”, anh nói.
Đây không phải là vụ việc đầu tiên, mà trước đây đã từng có nhiều vụ việc tương tự, chứng kiến người khác đánh nhau hay người khác bị hại, nhiều người lại không bắt đầu từ việc can ngăn vụ việc xảy ra, mà quay clip để đăng lên mạng xã hội hoặc gửi cho công an, tố cáo hành vi vi phạm.
Biết rằng việc tố cáo hành vi vi phạm là đáng hoan nghênh, song, trong một số trường hợp, thì việc cần làm hơn hết là cứu giúp người bị hại thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Theo quy định tại Điều 132 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Đồng thời, có thể bị cấm làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố về số người chết, vai trò của người cứu giúp trong tình huống đó như thế nào (như có vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân không hoặc nghề nghiệp của người này có buộc phải cứu giúp không) sẽ là tình tiết để tăng nặng mức án phạt.
Hiện vụ việc vẫn đang được làm rõ, để xem xét về trách nhiệm, hành vi của người quay clip chứng kiến. Đây cũng là bài học cho những ai có thói quen quay clip khi xảy ra các vụ việc có dấu hiệu của phạm tội hình sự.
Chứng kiến vụ việc có dấu hiệu phạm tội, nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?
Trong tình huống đó, cần xem xét rằng bạn có khả năng và có thể cứu giúp người khác thoát khỏi tình trạng nguy hiểm hay không? Nếu có thì bạn phải cứu giúp người khác thay vì quay clip làm bằng chứng. Việc quay clip làm bằng chứng chỉ được thực hiện khi đã có sự hỗ trợ, cứu giúp từ người khác.
Quay clip chứng kiến người khác phạm tội mà không cứu giúp trong điều kiện có thể cứu được không chỉ bị xử lý hình sự mà còn thể hiện sự vô cảm đáng bị lên án nữa đó các bạn.
Tổng hợp