Nếu nói điện thoại là vật bất ly thân của nhiều người thì tai nghe cũng vậy, hai thứ này thường đi kèm với nhau để tiện lợi hơn trong việc nghe gọi, giải trí, đảm bảo độ riêng tư cũng như tránh làm phiền người khác. Thế mà sử dụng nhiều và lâu ngày như thế nhưng mấy ai siêng vệ sinh tai nghe thường xuyên, trong khi nó được tiếp xúc trực tiếp với tai đòi hỏi độ sạch sẽ, chứ không giảm chất lượng âm thanh, quan trọng hơn là vi khuẩn hình thành dễ làm nhiễm trùng tai. Chưa kể, ai có thói quen cho người khác mượn tai nghe dùng chung thì hại luôn người đó. Cho nên, từ nay các mẹ nhớ vệ sinh tai nghe đều đặn nha, chẳng có gì khó đâu, chỉ cần theo hướng dẫn dưới đây thôi ạ.
Vệ sinh tai nghe chụp tai
Bước 1: Các mẹ pha xà phòng vào nước để tạo thành hỗn hợp tẩy rửa nhưng vì phần đệm của tai nghe chụp tai hoàn toàn không thích hợp với chất tẩy rửa mạnh nên hãy pha thật loãng. Tuyệt đối không được dùng cồn như cách nhiều người vẫn làm và cho là đúng, mà thật ra đó là thứ khiến tai nghe bị nhanh phai màu cũng như bong ra.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Bước 2: Các mẹ sử dụng một miếng vải mềm thấm một ít hỗn hợp đã pha, sau đó nhẹ nhàng lau sạch phần đệm tai nghe và phần lưới ở bên trong để đảm bảo đệm tai được làm sạch nhé.
Vệ sinh tai nghe loại nhét tai
Bước 1: Vệ sinh phần đầu tai nghe
Các mẹ dùng bàn chải đánh răng trẻ em nhỏ gọn, đầu lông mỏng, mềm để chải nhẹ lớp lưới thép, loại bỏ phần bụi bẩn bám ở phần đầu tai.
Kế đến lấy một miếng khăn mềm không xơ nhúng vào nước ấm được pha sẵn với xà phòng, rồi lau nhẹ lên bề mặt đầu tai nghe. Lưu ý nhỏ là các mẹ nhúng nước vừa thấm thôi, đừng quá nhiều làm khi lau nước chảy vào bên trong tai nghe thì dễ bị hư hỏng, vì suy cho cùng tai nghe là một thiết bị điện tử.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Bước 2: Vệ sinh núm tai nghe
Hiện nay trên thị trên xuất hiện thêm tai nghe có núm bằng silicon. Do đó, đối với loại tai nghe này, các mẹ cần tháo núm silicone ra và ngâm chúng trong nước ấm được dùng còn thừa ở bước một, có thể ngâm 5 phút hoặc lâu hơn.
Trước khi lấy ra thì các mẹ chà xát nhẹ để làm sạch các kẽ núm, rửa lại với nước và lau khô hoàn toàn trước khi gắn lại vào tai nghe.
Bước 3: Vệ sinh dây tai nghe
Đây là thành phần kín nhất của tai nghe nên việc vệ sinh cũng đơn giản hơn. Các mẹ có thể dùng nước rửa chén bát hoặc dung dịch axeton, nhỏ một lượng vừa phải vào khăn mềm và lau theo chiều dọc của tai nghe là được nhé.