Bình thường khi luộc gà em cứ cho vào nồi, thêm ít nước lạnh rồi đặt lên bếp để luộc, sau đó lấy cái đầu đũa xiên vào đùi gà nếu không thấy nước hồng chảy ra nghĩa là gà đã chín. Tuy nhiên, mới đây em mới biết là cách luộc gà của mình hoàn toàn sai. Ngoài ra còn có một số lỗi khi luộc khiến gà thịt ăn nhạt toẹt, mất hết chất dinh dưỡng và dễ chứa vi khuẩn gây bệnh nữa.

Luộc thịt gà bằng nước lạnh

Luộc thịt gà bằng nước lạnh là thói quen của nhiều mẹ nội trợ nhưng thực tế sẽ làm mất nhiều thời gian nấu hơn và thịt gà cũng bị nhạt đi. Thêm nữa, nếu luộc gà bằng nước lạnh thì phần da gà rất dễ bị co lại, gây nứt da làm món ăn kém ngon hơn.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)

Cho thêm nước lạnh vào khi đang luộc gà

Trong khi luộc gà nếu thấy cạn gần hết nước thì nhiều chị em sẽ đổ thêm luôn nước lạnh vào nồi. Việc đổ nước lạnh sẽ dễ khiến thịt bị nhạt, da gà dễ nứt và đặc biệt là protein cũng như chất béo có trong thịt, xương sẽ bị kết tủa, làm thịt bị co lại và cứng. Bởi vậy, nếu muốn thêm nước thì mẹ nhất định phải dùng nước nóng. 

Nấu thịt gà khi chưa rã đông hoàn toàn

Thịt gà khi bỏ từ ngăn đá ra, nếu chưa rã đông hết mà các mẹ đã mang đi nấu thì rất dễ gặp phải tình trạng trong sống, ngoài chín mà thời gian nấu thịt gà cũng lâu hơn. Lời khuyên cho các mẹ là nên bỏ thịt gà xuống ngăn mát để rã đông từ trước; không rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sản sinh vi khuẩn nhé. Không rã đông thịt bằng cách cho vào dầu nóng hoặc nấu ngay khi chưa rã đông vì chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi gần hết.

Nấu thịt gà quá nhừ

Thịt gà nấu vừa chín tới là tốt nhất vì nó vừa giữ trọn chất dinh dưỡng, độ ngon ngọt của thịt mà vi khuẩn cũng bị tiêu diệt. Nếu nấu thịt chín quá kỹ đến nỗi nhừ, mềm rục ở mức nhiệt từ 200 - 300 độ C trong thời gian dài thì các dưỡng chất, vitamin trong thịt sẽ sinh ra phản ứng hóa học, hình thành chất gây ung thư có tên là axit amino aromatic.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)