Từ xa xưa, các mẹ hay quan niệm, việc sinh mổ sẽ giúp con thông minh hơn so với việc sinh thường. Tuy nhiên quan niệm này có đúng? Bé có thật sự thông minh hơn hay phải đổi mặt với những nguy hiểm gì? Mẹ đọc ngay bài dưới đây để lựa chọn cách sinh hợp lý nhé.
Trẻ sinh mổ thông minh hơn?
Bên cạnh sự non yếu của hệ miễn dịch, trẻ sinh mổ còn có hệ tiêu hoá không tốt như những bé sinh thường. Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp nên cũng dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, trướng bụng, tiêu chảy… Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Khung chậu bất thường.
- Đường ra của thai bị cản trở: nhau tiền đạo, u tiền đạo…
- Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
- Sức khỏe người mẹ không bảo đảm.
- Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được.
Còn lại đa số trường hợp, muốn biết sinh mổ hay sinh thường phải chờ vào giai đoạn chuyển dạ mới đánh giá được. Những chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ có thể do một tình huống cấp cứu, do một tiến triển bất thường của chuyển dạ hoặc nguyên nhân bệnh lý nào đó chưa được phát hiện trong thời kỳ trước chuyển dạ, lúc này mới lộ ra.
- Tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
- Sẹo ngoài da đặc biệt cơ địa seo lồi.
- Sẹo tử cung, không lành tốt ảnh hưởng lần sinh sau.
- Hậu phẫu kéo dài, không đi lại, ăn uống bình thường sau sinh được.
- Mẹ không cho con bú trong những giờ đầu sau sinh.
- Sức đề kháng miễn dịch của bé kém vì không thừa hưởng được vi khuẩn có lợi từ ống sinh người mẹ.
Sinh mổ nên kiêng những gì?
- Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
- Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.
- Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.
- Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.
- Bà bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.
- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
- Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.
- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.
Khi nào nên quan hệ sau khi sinh mổ?