Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà bầu. Nhưng nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả và mang đến lợi ích khi bà bầu uống đúng cách.




1/
Không nên uống khi đói



Sữa đậu nành không nên uống khi bà bầu đang cảm thấy đói. Bởi khi đó, các protein hữu ích trong sữa đậu nành sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng và biến mất, khiến bà bầu không hấp thu được những dưỡng chất có lợi này. Do đó, bạn nên ăn một chút thức ăn như bánh mì, bánh bao… rồi mới uống sữa đậu nành, sẽ tốt hơn rất nhiều.




2/ Không nên uống quá nhiều



Mặc dù sữa đậu nành rất bổ dưỡng, nhưng phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá 500 ml mỗi ngày. Bưởi việc uống qua nhiều loại sữa này, có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra cảm giác khó tiêu, đầy hơi và nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất khác.
3/ Đun sôi sữa đậu nành thật kỹ trước khi uống
Sữa đậu nành cần được đun sôi thật kỹ trước khi bà bầu uống. Bởi điều này sẽ giúp loại bỏ các chất gây ức chế men tiêu hóa có lợi như saponin hay trypsin. Ngoài ra, việc đun sôi còn giúp loại bỏ các hoạt chất có hại trong sữa đậu nành, giúp mẹ bầu phòng tránh đau bụng, buồn nôn.




4/ Không dùng chung sữa đậu nành với một số thực phẩm sau:



- Đường nâu: Các protein trong đậu nành sẽ bị phá hủy khi kết hợp với những axit hữu cơ có trong đường nâu, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bà bầu.


- Trứng: Sữa đậu nành kết hợp với trứng sẽ tạo ra chất kết tủa, làm cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.



5/ Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành



Sử dụng bình giữ nhiệt để đựng và bảo quản sữa đậu nành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển trong sữa đậu nành, gây hại cho sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, sữa đậu nành sau 3 đến 4 tiếng đồng hồ sẽ bị biến chất, không tốt cho cơ thể.