Chiều cao không liên quan với cách con chào đời, người lớn đừng phán lung tung mà tủi cho con, buồn cho mẹ.
Nhiều lúc nghe các bà, các chị phân biệt sinh thường, sinh mổ mà khó chịu lắm luôn. Nào là mẹ sinh mổ con yếu ớt, dễ bệnh, sinh mổ tại mẹ sợ đau. Cùng là phụ nữ, càng phải thương nhau vì quá thấu hiểu cảnh mang nặng đẻ đau.
Đằng này, cứ thích lôi mấy chuyện đó ra nói khiến các mẹ sinh mổ tổn thương. Hôm trước em còn nghe có người nói trẻ sinh thường cao hơn trẻ sinh mổ, thấy tức cái mình.
Khoa học chứng minh rồi là không có chuyện đó nha mọi người. Cứ thích đi so sánh linh tinh khiến các mẹ tủi thân thôi. Nếu ai còn lầm tưởng thì mình xem 6 nguyên nhân dưới đây để khỏi nói sai, bị cười nè.
1. Di truyền
Đặc điểm, tiềm năng, xu hướng, giới hạn sinh trưởng và phát triển của bé đều ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền của cả bố và mẹ. Nguyên nhân là do các gen chứa trong nhiễm sắc thể mang tính di truyền.
Do đó không có chuyện trẻ sinh thường cao hơn sinh mổ. Con cao hay thấp nhìn vào bố mẹ sẽ biết, bố mẹ cao sẵn rồi thì sinh mổ con vẫn cao như thường.
2. Giới tính
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của trẻ trai và trẻ gái là khác nhau. Trước tuổi dậy thì không có sự khác biệt rõ ràng về chiều cao. Tuy nhiên, bé gái sẽ dậy thì sớm hơn 2 năm nên có thể cao hơn.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu
Nhưng dù bé trai dậy thì muộn, thời kỳ tăng trưởng nhanh và kéo dài nên cuối cùng thường cao vượt trội hơn bé gái cùng tuổi. Do đó trẻ cùng tuổi cao thấp còn phải xét về mặt giới tính.
3. Sức khỏe và tinh thần của mẹ khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường sống, dinh dưỡng, tâm trạng của mẹ bầu. Ví dụ, mẹ bầu bị suy dinh dưỡng nặng có thể sinh non, sẩy thai, thai nhi chậm phát triển thể chất và não bộ.
Do đó, trẻ phát triển chiều cao sau khi sinh ra một phần bị ảnh hưởng từ lúc trong bụng mẹ. Chứ không phải do “bà mụ” kéo chân khi sinh thường nên cao hơn trẻ sinh mổ đâu mọi người.
4. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là cơ sở sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, là yếu tố quan trọng đối với chiều cao. Suy dinh dưỡng lâu dài trước hết dẫn đến không tăng cân, thậm chí sụt cân. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: kknews
5. Môi trường sống
Môi trường sống tốt như đủ ánh sáng mặt trời, không khí trong lành, nguồn nước sạch có thể thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Điều này giúp chiều cao phát triển vượt trội hơn. Ngược lại, môi trường xấu sẽ cản trở sự phát triển thể chất của trẻ, trong đó có chiều cao.
6. Bệnh lý
Ảnh hưởng của bệnh đến sự tăng trưởng và phát triển của bé là rất rõ ràng. Ví dụ những bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể gây sụt cân. Các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cả tăng trưởng cân nặng và chiều cao.
Các bệnh nội tiết có thể gây chậm phát triển xương và hệ thần kinh. Các bệnh bẩm sinh và bệnh chuyển hóa di truyền có ảnh hưởng rõ ràng hơn đến sự phát triển thể chất và thần kinh.
Do đó, nếu thấy con có dấu hiệu chậm phát triển, chiều cao không có sự thay đổi qua thời gian thì mẹ nên đưa con đi khám.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu
Tóm lại, dù trẻ sinh thường hay sinh mổ, điều quan trọng nhất vẫn là sự ra đời an toàn và khỏe mạnh của em bé. Vì vậy, các bà, các mẹ bớt bớt mang chuyện sinh thường, sinh mổ ra so sánh.
Thông tin tham khảo Yeemiao