Các mẹ bầu hẳn rất vui khi biết mình mang thai song sinh. Tuy nhiên, hãy tạm gác niềm vui lại, và tìm hiểu các vấn đề cần lưu ý khi mang thai đôi vì mang thai sinh đôi nhọc nhằn hơn rất nhiều mang thai thường.


Tại Mỹ, tỷ lệ các mẹ mang thai đôi chiếm khoảng 3/100 người. Ngày nay, số ca mang thai đôi đang có xu hướng tăng lên do các mẹ sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng mang thai đôi là một điều may mắn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với các mẹ mang đơn thai. Hãy cùng khám phá 11 điều bí ẩn khi mang bầu song thai mà có thể bạn chưa biết.


Song thai “làm bạn” với các mẹ U30, U40


Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi mẹ càng lớn thì càng khó có khả năng thụ thai và tăng nguy cơ mang song thai. Một người phụ nữ ở tuổi 25, 30 hay 40 thì khả năng rụng trứng ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau và có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi càng cao thì nguy cơ 2 quả trứng chín và rụng cùng một lúc cũng cao hơn. Đó là nguyên nhân khiến chị em U30, U40 dễ mang thai đôi hơn các độ tuổi khác.


Mang bầu đôi, cần bồi bổ nhiều hơn


Để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ, bạn cần phải tăng từ 16 – 20 kg trong suốt thời gian thai nghén. Tương đương với việc mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, tức gấp 2 lần số năng lượng khuyến cáo là 500 calo/ngày. Nếu ăn quá ít, không hấp thu đủ dưỡng chất và năng lượng khi bầu bí đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang “đặt cược” với sức khỏe và tính mạng của các bé.


Việc mẹ hạn chế ăn uống, ăn không đủ dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, sinh non, bé sinh ra bị thiếu trọng lượng vốn đã là mối đe dọa thường trực khi mang bầu song sinh. Mẹ ăn quá ít cũng đồng nghĩa với việc bé dễ bị tổn thương trong lúc sinh và trong suốt cuộc sống sau này: não các bé không thể hoạt động tối ưu, dễ mắc những bệnh ở tuổi trung niên như cao huyết áp, bệnh động mạch vành và chứng béo phì.. , vì nếu dưỡng chất bị giới hạn, thai nhi sẽ dành ưu tiên để phát triển tế bào quan trọng trước mắt mà không quan tâm đến các tế bào chỉ quan trọng cho giai đoạn sau; hậu quả là thai nhi đánh đổi cuộc sống lâu dài để đảm bảo chuyện sống còn hiện tại. Thế nên mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn đủ chất, và nên nhớ rằng đây không phải là lúc để ăn kiêng hay giảm cân đâu nhé.



Cần theo dõi thai cẩn thận


Chị em mang thai đôi cần được theo dõi thai kỳ sát sao tại các bệnh viện hoặc phòng khám sản uy tín. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy bất cứ vấn đề gì không ổn trong thai kỳ vì nguy cơ sảy thai hoặc sinh non với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều.


Ốm nghén trầm trọng


Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang thai đôi là tình trạng ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Nguyên nhân được cho là do hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai sẽ cao hơn. Vì vậy chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.


Không chỉ có thế, các bà mẹ mang thai đôi thường phàn nàn rằng họ còn đau lưng, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn các mẹ mang thai đơn. Tỷ lệ thiếu máu và xuất huyết khi sinh nở ở mẹ mang song thai cũng trầm trọng hơn nhiều.


Dễ bị chảy máu âm đạo hơn


Chảy máu âm đạo không phải là chuyện thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây được coi là một trong những dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Điều đáng nói là chảy máu âm đạo lại rất phổ biến khi mang bầu song thai. Khi thấy máu chảy kèm triệu chứng co thắt, xuất hiện cục máu đông bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra thai kỳ nhé.


Khó cảm nhận chuyển động của thai nhi


Thông thường khi mang bầu đơn thai, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy những chuyển động của con yêu ở tuần thứ 16-20 của thai kỳ. Tuy nhiên, khi mang bầu song thai bạn không dễ dàng nhận ra được những cú đạp này. Phải từ ngoài tuần thứ 20, các mẹ mới nhận ra được dấu hiệu này do hai bé song thai cũng nhỏ và chật chội trong bụng mẹ hơn.


Tăng cân đến chóng mặt


Nếu như mang đơn thai, các mẹ chỉ tăng khoảng 10-14kg thì khi mang song thai, các mẹ có thể tăng đến 20kg là chuyện bình thường. Việc tăng cân khi mang thai là vô cùng quan trọng để có đủ dưỡng chất và sức khỏe cho hai thai nhi phát triển. Chị em mang bầu song thai cần dung nạp nhiều calo hơn, vì vậy chuyện tăng cân nhiều hơn cũng là điều đương nhiên.



Tiểu đường thai kỳ là nỗi ám ảnh


Nguy cơ tiểu đường với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều so với mẹ mang đơn thai. Vì khi mang thai đơn, chị em sẽ phải bồi bổ nhiều và tăng cân nhiều. Khi đó nguy cơ đẻ mổ cũng sẽ cao hơn.


Mặc dù vậy, một tin vui là dù mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ nhưng hai bé sẽ không có nguy cơ bị tiểu đường vì dinh dưỡng này sẽ được chia cho hai bé chứ không phải một bé như mẹ mang đơn thai.


Nguy cơ tiền sản giật cao hơn


Cảnh báo với chị em mang song thai là nguy cơ bị tiền sản giật sẽ cao hơn rất nhiều đấy. Tiền sản giật được bắt đầu với chứng huyết áp cao và protein trong nước tiểu cao. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng phù bàn chân, tay và mặt. Tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm.


Chuyển dạ sẽ đến sớm hơn


Hầu hết các bà mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 36-37 của thai kỳ chứ rất hiếm người có thể chờ đến tuần 40. Trên thực tế, nếu các cặp song sinh ra đời sau tuần 34 đều được an toàn bởi sự chăm sóc của các bác sĩ khoa sản. Những cặp song sinh cũng thường phải đối mặt với nguy cơ xấu về đường hô hấp vì chúng chào đời sớm hơn ngày dự sinh. Các bé cũng thường nhẹ cân hơn so với bé sinh thường.


Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì việc ngăn ngừa sinh non khi mang song thai là điều không thể. Đây ra rủi ro mà các mẹ mang thai đôi phải chấp nhận.


Sinh mổ là phổ biến


Khả năng phải sinh mổ chiến đến 80% với các mẹ mang song thai. Ngoài ra, chị em cũng cần biết rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì vậy, những tuần cuối thai kỳ, chị em nên khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp đẻ an toàn nhất.


Mang bầu song thai vất vả hơn mang thai thường rất nhiều Nhiều chị em thường lâm vào trạng thái hoảng loạn khi mang thai song sinh bởi nguy hiểm xảy đến với cả mẹ và bé cao hơn nhiều so với mang bầu đơn thai. Chị T.H (Cầu Giấy, Hà Nội): “Mình vừa mới biết tin mang song thai, lo lắm chả ngủ được. Vì là chị mình đã từng mang thai sinh đôi và mất cả hai bé rồi. Lúc ấy chị khóc suốt, cả nhà thương lắm. Chị bảo mang thai song sinh nguy hiểm lắm, nào là sinh sớm, tiền sản giật, bé hay mắc dị tật hơn các bé bình thường rồi đủ thứ phải lo nữa chứ. Mình chả biết làm thế nào bây giờ nữa. Ông xã cứ động viên phải bình tĩnh để xem chiều nay đi khám bác sĩ nói thế nào nữa. Nhưng mà…”


Có thể nói khi mang thai song sinh, mẹ bầu và thai nhi phải đối diện với rất nhiều vấn đề phức tạp. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu bí mật của mang thai song sinh chị em nhé và chuẩn bị cho những tháng ngày vất vả nhưng đầy hạnh phúc phía trước.


Tránh rủi ro từ các hoạt động mạo hiểm


Dù bà bầu được khuyến khích nên đi du lịch, nhất là vào 3 tháng giữa thai kỳ, tuy nhiên, nếu bạn là 1 bà bầu mang song thai, các hoạt động du lịch, nhất là du lịch phiêu lưu, mạo hiểm như leo núi, lặn v.v… lại không được nằm trong danh sách các hành động mà bạn nên làm trong suốt kỳ bầu bí. Lý do đơn giản là cả thể chất và sức khỏe của bạn khi mang trong mình 2 sinh linh bé bỏng sẽ yếu hơn rất nhiều so với bà bầu đơn thai, do cả cơ thể đều đang tập trung để nuôi dưỡng các bào thai. Chưa kể, phần bụng nặng nề và quá to sẽ làm cho bạn mất đi sự nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt, dễ đưa bạn và các bé vào nguy hiểm hơn thông thường. Do đó, vì sự an toàn của 3 mẹ con, hãy để dành những cuộc phiêu lưu này sau sinh nở và khi các bé đã cứng cáp.


Nguy cơ sảy thai cao


Các bác sĩ sản khoa tiết lộ rằng “mẹ ỏng” mang song thai thường phải làm nhiều xét nghiệm hơn so với các thai phụ khác. Đi kèm với đó là nguy cơ sảy thai sau khi bị chọc nước ối, khoảng 1/500 ca so với 1/1000 ca sinh đơn.


Tránh xa vật nuôi, nhất là mèo


Lý do đơn giản để bạn tránh xa những chú mèo mềm mại, dễ thương chính là vì chúng thường mang lại một căn bệnh nguy hiểm gọi là bệnh Toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho các bé trong bụng bạn. Không chỉ ôm ấp mới lây nhiễm mầm bệnh, việc dọn dẹp vệ sinh nơi ở của chúng hay ngay cả làm vườn cũng có thể làm bạn lây nguồn bệnh từ phân mèo có trong đất. Vì vậy, hãy để dành việc vuốt ve, âu yếm những chú cún cưng hay mèo cưng sau khi bạn sinh bé, đồng thời nên nhờ ông xã thay bạn làm vệ sinh khu vực dành cho chó mèo.


Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc


Mang bầu song thai, nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc gấp đôi bà bầu bình thường nhằm nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển hoàn chỉnh, do vậy mà sẽ không còn đủ năng lượng để bạn thực hiện các hoạt động thường ngày như lau dọn, trang hoàng nhà cửa… Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn gấp nhiều lần so với những thai phụ khác, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi bằng cách nằm gác đầu trên gối, nhắm mắt thư giãn và nghe nhạc thật nhẹ nhàng. Tranh thủ ngủ những giấc ngắn trong ngày cũng giúp cơ thể bạn hồi phục năng lượng tốt hơn. Đừng cố gắng làm việc quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân, mà còn với các bé trong bụng bạn.


Không để cơ thể bị mất nước


Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là với các bà bầu mang song thai. Uống đủ nước trong suốt kỳ thai nghén sẽ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ bầu đi tiểu đều từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi người mẹ đổ mồ hôi quá nhiều. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ phân su trong chất lỏng. Đồng thời, mẹ mất nước có thể gây ra các cơn co thắt và chuyển dạ sinh non, một nguy cơ rất thực tế đối với những trường hợp mang bầu song sinh.


Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, bà bầu cần uống nhiều nước, khoảng 1,8 – 2 lít mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Vào những ngày cuối thai kỳ, nên uống khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Cách uống hiệu quả nhất là cách 2 giờ uống 1 ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, mỗi ngày nên uống từ 7 – 8 lần. Đồng thời, có thể uống thêm nước rau luộc, nước canh, nước ép trái cây không đường, sữa ít béo ….


Nỗi lo tiền sản giật luôn thường trực


Các chuyên gia cho hay nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên nguy cơ tiền sản giật xảy ra với các thai phụ mang song sinh cao hơn nhiều so với các thai phụ khác. Chính vì vậy các mẹ nên lưu ý tới các dấu hiệu của tiền sản giật như tăng huyết áp, có đạm trong nước tiểu, các vấn đề về tuần hoàn như sưng phù…để có biện pháp phòng tránh và cấp cứu kịp thời nhé bởi tiền sản giật có thể khiến chị em tử vong đấy.



Tập thể dục quá mức


Tập thể dục luôn là hoạt động được khuyến khích thực hiện trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo duy trì sức khỏe và thể lực dẻo dai cho bà bầu, bên cạnh tác dụng giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Nhưng với bà bầu sinh đôi, các hoạt động thể dục quá mức như khiêu vũ, chạy v.v…. có thể làm căng cơ vùng chậu, dẫn đến nguy cơ sinh non cao. Đồng thời, áp lực quá mức lên cơ thể khi mang thai đôi có thể làm cho bà bầu gặp các vấn đề về tim mạch, khớp hay cơ bắp. Do đó, khi đã mang thai song sinh trở lên, nếu muốn chọn một môn thể thao nào đó, bà bầu phải đảm bảo đã tham khảo kỹ và được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa.


Chuẩn bị tinh thần đẻ mổ


Chị em mang bầu sinh đôi thường có nguy cơ đẻ mơ cao hơn so với các chị em khác. Một trong những nguyên do cơ bản dẫn tới tình trạng này là bởi thai nhi thường ở vị trí sinh ngược. Chính vì vậy nếu mang song thai, mẹ bầu nên lưu ý đăng ký đẻ mổ nhé.


Nói tóm lại để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi mang song thai, chị em cần đến khám và theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt giữ tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng là điều quan trọng giúp “mẹ tròn con vuông” lúc chuyển dạ.


Bà bầu mang song thai nên ăn gì? Giống như mang đơn thai, người mẹ nên duy trì ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con; đồng thời, đảm bảo người mẹ tăng cân đủ để em bé phát triển tốt.


Khá nhiều cặp song sinh chào đời trước ngày sinh dự kiến; vì thế, người mẹ cần dảm bảo đủ dưỡng chất để hạn chế bé chào đời với trọng lượng thấp.


Em bé của bạn tăng cân nhiều trong 3 tháng cuối (sau tuần 28) nhưng điều thú vị là, sự tăng cân của mẹ trong quý II ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của bé trước khi chào đời.


Lượng kalo cần thêm mỗi ngày


Các bác sĩ sản khoa tại Mỹ khuyên bạn nên tăng thêm 300kalo cho một bé mỗi ngày, như vậy là khoảng 600kalo nếu bạn mang song thai.


Ngoài ra, Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, lượng kalo của mẹ còn tùy thuộc vào hoạt động thể chất trong ngày.


Với những thai phụ ít vận động hoặc hầu như chỉ nằm trên giường thì lượng kalo tăng thêm sẽ ít hơn so với thai phụ luyện tập thường xuyên.


Các bác sĩ sản khoa tại Mỹ khuyên bạn nên tăng thêm 300kalo cho một bé mỗi ngày, như vậy là khoảng 600kalo nếu bạn mang song thai.


Nếu người mẹ không ăn được nhiều


Sẽ khó khăn để ăn uống tốt nếu bạn mang song thai bởi vì bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng thường gặp như chứng nghén buổi sáng, khó tiêu, táo bón do sự gia tăng của các hormone trong cơ thể. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm cách đối phó với những triệu chứng này.


Có lúc, bạn sẽ thấy chán ăn hoặc luôn bị đầy bụng ngay sau khi ăn và uống, nhất là khi không tăng cân đủ. Lời khuyên là ăn ít, ăn thường xuyên giúp ích hơn là chỉ ăn 3 bữa chính trong ngày.


Trọng lượng cần đạt được


Với những người mẹ mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.


Nếu tăng cân không đủ, có thể bạn ăn không đủ và lại hoạt động quá nhiều. Hãy cố gắng tiêu thụ những thực phẩm bạn yêu thích và hạn chế hoạt động trong ngày.


Nếu thừa cân, lời khuyên dành cho bạn là làm ngược lại, tức là giảm thực phẩm và tăng cường hoạt động. Tuy nhiên, nếu tăng cân nhanh chóng, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.


Bổ sung vitamin theo chỉ dẫn


Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ mang song thai phải bổ sung sắt – giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, vấn đề thường gặp khi mang đa thai.


Nhưng nên dùng thức ăn chứa nhiều sắt hơn là viên sắt bổ sung vì thuốc chứa sắt có thể gây ra táo bón. Bác sĩ sẽ trực tiếp kê viên sắt cho bạn nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn cần thêm sắt.


Ngoài ra, thai phụ có thể dùng vitamin tổng hợp, bổ sung omega 3… nhưng nên hỏi bác sĩ.