Hiện tượng uống nước và đi tiểu nhiều có phải là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa không? Ngoài ra, còn những dấu hiệu nào khác để mẹ đi thăm khám kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này.
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.
Với những mẹ bầu mang thai ở những tuần đầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì một số nguyên nhân là do:
Mẹ bầu mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi.
Tiền sử những người thân trong gia đình có mắc bệnh tiểu đường.
Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì khi mang thai.
Chỉ số BMI ( chỉ số khối cơ thể) cao.
Trọng lượng bé sinh ra ở lần trước lớn > 4kg.
Mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Mẹ bầu tiền sử thai chết lưu.
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh khi mang thai.
Nhưng đến 3 tháng giữa mẹ bầu mới xuất hiện những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa thì nguyên nhân vẫn chưa cụ thể. Theo các chuyên gia, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Một vài nghiên cứu cho thấy tiểu đường thai kỳ liên quan đến một vài hormone tiết ra trong quá trình mang thai như Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin có trong nhau thai.
Những hormon này kháng hoạt động của insulin gây tăng đường máu. Khi mẹ mang bầu càng nhiều tuần, kích thước thai nhi càng lớn, lượng nhau thai càng nhiều chính vì thế bệnh đái tháo đường thai kỳ của mẹ càng biểu hiện rõ rệt hơn.
Từ tuần thứ 12 - 24 mẹ bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu này sau đây và là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa:
Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khát nước hơn bình thường.
Việc cung cấp nhiều nước hơn trong thời kỳ mang thai là điều bình thường nhưng mẹ bầu còn xuất hiện tình trạng khát nước khi đang ngủ. Đó cũng là những dấu hiệu tiểu đường 3 tháng cuối mà mẹ nên chú ý.
Thường xuyên đi tiểu, lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
Vùng kín thường xuyên bị nấm, mẹ hay ngứa ngáy khó chịu.
Cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
So với tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn nhiều. Cũng không nên chủ quan về vấn đề này vì đó là một trong những lý do mẹ bầu có thể đang mắc tiểu đường thai kỳ.
Khó lành vết thương, bị trầy xước.
Sụt cân không biết được nguyên nhân: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất nếu mẹ bầu bị tiểu đường. Bởi vì mẹ bầu có thể bị sụt cân là chỉ trong 3 tháng đầu bởi vì lúc này có một số mẹ bị ốm nghén. Nhưng khi đã đến tam cá nguyệt thứ 2 tức là 3 tháng giữa thì hầu hết không có bà bầu nào bị sụt cân. Nếu trường hợp sụt cân là do mẹ đang mắc một bệnh lý nào đó. Có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
-Tiểu đường thai kỳ không nguy hiểm khi mẹ phát hiện từ những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa. Mẹ bầu phát hiện sớm sẽ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều.
Để tiểu đường thai kỳ không còn nguy hiểm thì việc chính là kiểm soát lượng đường trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết.
Nếu không được kiểm soát tốt thì tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi:
Ảnh hưởng tới mẹ bầu:
Tăng nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
Có thể dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
Mẹ bầu tiểu đường có thể làm cho thai nhi kích thước to dẫn đến khó sinh, mẹ bị đa ối.
Tăng nguy cơ mất nhiều máu sau sinh.
Ảnh hưởng đến thai nhi:
Mẹ bầu bị tiểu đường ngay những tháng đầu, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn.
Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh cho thai nhi.
Thai nhi hạ đường huyết, hạ canxi. Bé có nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.
Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa là do lượng hormone trong nhau thai cho mẹ. Đây là dấu hiệu an toàn cho mẹ bầu nếu mẹ biết kiểm soát chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ hoàn toàn yên tâm nếu tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Siêu thị mẹ và bé Tuticare