Tắc kinh ra máu nâu là tín hiệu thông báo đang có vấn đề nào đó xảy ra trong cơ thể người phụ nữ. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất khi có sự bất thường kinh nguyệt đó chính là màu sắc máu kinh thay đổi. Đây cũng dấu hiệu chị em dễ nhận biết nhất khi đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.

1. Vì sao có hiện tượng tắc kinh ra máu nâu bất thường?

Một số biểu hiện của sự bất thường về màu sắc kinh nguyệt kèm theo lượng máu mất trong ngày hành kinh gồm:

+ Kinh nguyệt ra ít và có màu nâu đen;

+ Kinh nguyệt màu nâu ra ít, kéo dài;

+ Tắc kinh lâu ngày;

tắc kinh ra máu nâu là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

tắc kinh ra máu nâu là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

- Nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt do yếu tố tâm sinh lý - nội tiết

Vậy lý do nào khiến cho phụ nữ bị tắc kinh ra máu nâu không bình thường? Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt ở chị em có thể do:

+ Phụ nữ đang mang thai

Ra huyết nâu có thể chính là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên không phải tất cả chị em đều có dấu hiệu này, chính vì vậy nó thường khiến cho chị em cảm thấy hoang mang lo lắng.

Phôi thai khi di chuyển vào tử cung để làm tổ sẽ tác động khiến cho lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc gây nên hiện tượng máu nâu xuất hiện. Chị em nên đi kiểm tra để có thể nhận được kết quả chính xác nhất khi thấy dấu hiệu này.

+ Tắc kinh ra máu nâu do tâm lý căng thẳng

Tâm trạng và cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, trong đó sự căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của kinh nguyệt. Tâm trạng không ổn định, hay lo lắng, căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt màu nâu ra ít.

+ Nội tiết tố bị suy giảm

Trước ngày hành kinh, hormone trong cơ thể người phụ nữ bị mất cân bằng. Diều này sẽ khiến kinh nguyệt có màu nâu và thường bị trễ hơn những chu kỳ trước. Đây là một trong số những lý do khiến chị em có kinh nguyệt màu nâu.

+ Buồng trứng và tuyến giáp bị suy giảm

Buồng trứng và tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các nội tiết tố. Khi chức năng của một trong hai cơ quan này bị suy giảm có thể là nguyên nhân khiến cho kỳ kinh bị rối loạn. Có thể lượng kinh nguyệt sẽ bị ít đi, màu sắc bị biến đổi thành màu nâu.

+ Do tác dụng của thuốc

Việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc những loại thuốc kháng sinh chống đông máu, thuốc an thần có thể khiến cho kinh nguyệt có màu nâu. Những dược chất có trong thuốc làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt gây nên tình trạng bất thường với biểu hiện kèm theo là sự thay đổi về màu sắc kinh nguyệt.

Thường thì đến cuối chu kỳ kinh, chị em sẽ thấy kinh nguyệt có màu đen bởi niêm mạc tử cung ở thời điểm này bong ít và không đồng đều, chính vì vậy máu kinh ra ít và đọng lại ở tử cung âm đạo một thời gian trước khi chảy ra ngoài nên việc kinh nguyệt có màu đen là bình thường.

- Tắc kinh ra máu nâu do nguyên nhân bệnh lý

Với một số trường hợp, kinh nguyệt màu nâu đen có thể là biểu hiện của bệnh lý:

+ Niêm mạc tử cung bị tổn thương khiến nữ giới có kinh nguyệt màu nâu

Có thể do polyp cổ tử cung hoặc u xơ dưới niêm mạc tử cung gây ra, nguy hiểm hơn có thể là do ung thư niêm mạc tử cung - tử cung.

Kinh nguyệt màu nâu, đen, ra ít sau khi thực hiện nạo niêm mạc tử cung hoặc nạo hút thai. Đây có thể là dấu hiệu của buồng tử cung bị dính, một phần niêm mạc ống cổ tử cung bị dính. Để có kết quả chính xác, chị em cần làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở y tế.

khi chị em bị viêm nhiễm phụ khoa kinh nguyệt sẽ có màu nâu đen

+ Bệnh phụ khoa khiến nữ giới tắc kinh ra máu nâu

Khi chị em bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em có thể nhận thấy sự bất thường về kinh nguyệt, điển hình là kinh nguyệt màu nâu đen ra ít, kéo dài. Đi kèm theo sự bất thường của kinh nguyệt là:

+ Vùng kín có mùi hôi;

+ Khí hư tiết dịch bất thường;

+ Vùng kín ngứa rát;

+ Đau khi quan hệ, khi đi tiểu;

Những dấu hiệu kể trên có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

+ Viêm âm đạo;

+ Vùng chậu bị viêm;

+ Các bệnh lý liên quan đến tử cung: u xơ tử cung, viêm tử cung, v.v…

+ Vết sẹo mổ lấy thai bị hở dẫn đến các bệnh phụ khoa

Sau khi mổ lấy thai, có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt màu đen vào những ngày cuối hành kinh. Nguyên nhân là do vết mổ tại tử cung phần phía niêm mạc tử cung tạo thành một khe hở, máu kinh bị ứ đọng tại vết mổ này sẽ phải mất một thời gian mới ra ngoài được.

Hiện tượng vết sẹo mổ lấy thai bị hở khá phổ biến, nếu nó gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây viêm âm đạo...v.v. thì cần phải phẫu thuật để sửa lại vết mổ. Phụ nữ cần phải luôn chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để có thể nhận biết được sự bất thường. Bởi đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý phụ khoa như:

+ Viêm nhiễm;

+ U xơ;

+ Vô sinh;

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Chị em tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản sau này.

2. Biện pháp đơn giản điều trị tắc kinh ra máu nâu tại nhà

Bị tắc kinh lâu ngày uống gì hay làm sao để thông kinh nguyệt? Sau đây là một số gợi ý của các bác sĩ phụ khoa Quảng Ngãi:

- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh bị tắc kinh ra máu nâu

Rất nhiều phụ nữ cho rằng chu kỳ kinh nguyệt không chịu ảnh hưởng của cân nặng, điều này hoàn toàn sai lầm.

Thừa cân, tụt cân hay bị rối loạn ăn uống đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Do đó, việc quản lý cân nặng để không tăng hay giảm cân đột ngột cũng là một cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà đơn giản.

Khi chị em nghi ngờ cân nặng thay đổi bất ngờ là yếu tố gây tắc kinh ra máu nâu. Chị em cần tìm đến bác sĩ phụ khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để nghe tư vấn.

Họ có thể giúp bạn xác định mức cân nặng hợp lý và cùng bạn đề ra chiến lược tăng hay giảm cân phù hợp để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

cần tìm đến bác sĩ phụ khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để nghe tư vấn

cần tìm đến bác sĩ phụ khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để nghe tư vấn

Bên cạnh đó, việc sụt nhiều cân trong một thời gian ngắn không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nữ giới cần lắng nghe cơ thể mình để phát hiện và khám chuyên khoa sớm nhất có thể.

- Sử dụng gừng: Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà phổ biến

Gừng là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Gừng là một vị thuốc Nam với nhiều công dụng như:

+ Chữa cảm lạnh;

+ Giảm ho;

+ Trị đau bụng do lạnh;

+ Giải ngộ độc hiệu quả;

Ngoài ra, gừng còn được xem là một trong các loại thảo dược tốt cho chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh. Với tính ấm và khả năng giảm đau cùng mùi thơm dễ chịu, gừng có công dụng:

+ Giảm đau bụng kinh;

+ Thư giãn tinh thần;

+ Điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt;

Gừng có tác dụng làm thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh máu kinh thoát ra ngoài. Từ đó, hỗ trợ giải quyết tốt các vấn đề như điều trị tắc kinh.

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh thành phần nào của gừng mang đến tác động tốt cho chu kỳ kinh. Nhưng theo một nghiên cứu, phụ nữ uống 750 - 2000mg bột gừng trong 3 - 4 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt sẽ giúp khắc phục được các vấn đề về kinh nguyệt.

Lưu ý: Gừng có tác dụng kích ứng đường tiêu hóa nếu sử dụng lượng nhiều vào lúc đói. Do vậy, bạn không nên uống gừng lúc bụng rỗng và lưu ý không uống gừng vào buổi tối.

- Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà với ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc Nam đã được sử dụng trong dân gian từ nhiều năm qua. Theo y học cổ truyền, vị thuốc ngải cứu được lấy từ ngọn thân của cây ngải cứu có vị đắng cay, tính ấm có tác dụng:

+ Ôn kinh;

+ Điều hòa kinh nguyệt;

+ Giúp giảm đau;

+ Hỗ trợ lưu thông khí huyết;

+ Chỉ huyết an thai;

ngải cứu hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị tắc kinh

ngải cứu hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị tắc kinh

Ngải cứu được dùng cũng các vị thuốc khác để điều trị các bệnh lý về kinh nguyệt như:

+ Rong kinh;

+ Rong huyết;

+ Đau bụng kinh;

+ Kinh nguyệt không đều;

Hiện nay, công dụng của loại thảo dược này vẫn được công nhận có hiệu quả cao, đặc biệt với những trường hợp trễ kinh hay tắc kinh. Do đó, đáp án cho câu hỏi tắc kinh uống thảo dược gì là ngải cứu nhé!

Chị em cũng có thể dùng ngải cứu như một loại rau trong bữa cơm thường ngày. Các món ăn được chế biến từ ngải cứu như:

+ Gà hầm ngải cứu

+ Trứng chiên hoặc hấp với ngải cứu

+ Vịt lộn ngải cứu

Những món ăn này vừa có tác dụng điều trị tắc kinh vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2 - 3 bữa mỗi tuần.

Lưu ý: Tránh sử dụng ngải cứu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường do ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, từ đó gây chảy máu nhiều hơn.

3. Phòng ngừa tình trạng tắc kinh nguyệt bằng cách nào?

- Phương pháp phòng ngừa tắc kinh tại nhà

Để phòng ngừa tình trạng tắc kinh nguyệt, chị em nên lưu ý những vấn đề sau:

+ Hạn chế stress, căng thẳng, lo âu

+ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

+ Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Để khắc phục tình trạng tắc kinh ra máu nâu hiệu quả, chị em cần sớm đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đặc biệt, nếu hiện tượng tắc kinh kéo dài trên 3 tháng, thì bạn không nên chần chờ nữa, mà hãy đến gặp bác sĩ ngay, bởi lúc này, tình trạng đã nghiêm trọng hơn bạn nghĩ rồi đấy!

Hiện nay, khi đến cơ sở y tế, các chị em sẽ được chỉ định một số kiểm tra. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp cải thiện hiệu quả nhất.