Kết quả của những nhà nghiên cứu Canada cho thấy những bà mẹ có phản ứng thai nghén mạnh mẽ trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ sinh con thông minh hơn

Thực sự giờ nhớ lại cảnh mang thai ngán ngẩm nhất vẫn là chuyện bị nghén các mẹ ạ, đây cũng là lý do vì sao bé nhà em lớn rồi mà em vẫn không dám có bầu lại. Khoảng thời gian đó em phải xin nghỉ việc đến tận 3 tháng chỉ để ở nhà phục vụ cho việc “ăn rồi đi ói”, nhiều khi đang ngồi trong phòng mà ngửi thấy mùi thịt kho của nhà kế bên là cả nhà đã nghe thấy tiếng em nôn thốc nôn tháo trong nhà vệ sinh. Lúc đó người thân cũng động viên em ăn uống rồi nói ốm nghén càng nhiều thì sau này con sinh ra càng thông minh. Thực sự em thấy quan điểm này khó tin lắm, vì ốm nghén thường không ăn được gì, con không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng thì lấy đâu ra mà thông với chả minh. Tuy nhiên hôm nay em đọc được bài báo trên sohu nói về nghiên cứu của Canada cho rằng chỉ số IQ của em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi chứng ốm nghén của mẹ, em cũng không biết thực tế như thế nào nhưng nghiên cứu này cũng gặp nhiều phản đối từ phía mẹ bầu mang thai nhưng không bị ốm nghén.

Theo đó các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto đã thử nghiệm 121 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 7 và kết quả cho thấy những bà mẹ có phản ứng thai nghén mạnh mẽ trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ sinh con thông minh hơn. Kết quả này đã mang lại cho rất nhiều bà mẹ từng bị ốm nghén cảm thấy những vất vả, mệt mỏi đã từng phải trải qua trong thai kỳ là không vô nghĩa.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sohu

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm dựa trên 121 phụ nữ được chia thành 3 nhóm chính: Mẹ bầu bị ốm nghén được điều trị bằng diclectin (thuốc điều trị buồn nôn trong thai kỳ), mẹ bầu bị ốm nghén không được điều trị bằng dilectin, bà mẹ không bị ốm nghén và quan sát từ năm 1998 đến 2003. Cùng cùng họ nhận thấy con cái của những phụ nữ bị ốm nghén đạt điểm cao hơn về chỉ số IQ, khả năng nói trôi chảy, phát âm tốt và trí nhớ tốt về những con số. Đây chính là lý do mà các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tình trạng ốm nghén của mẹ bầu càng nặng thì chỉ số IQ càng cao.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Irena Nulman đã chia sẻ với trang Reuters Health rằng: "Các phát hiện cho thấy việc buồn nôn, nôn trong thai kỳ không có hại cho em bé. Trên thực tế, nó còn có thể hỗ trợ thúc đẩy sự tăng trưởng về mặt tinh thần của thai nhi". Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên của Tạp chí Nhi khoa vào tháng 4 năm 2009.

Tuy nhiên, kết luận này cũng bị nhiều người phản đối vì nhiều người cho rằng đây chỉ là kết quả dựa trên hơn 100 phụ nữ mang thai là không thuyết phục lắm, và nhận định này rất phiến diện. Có rất nhiều bà mẹ không bị ốm nghén nhưng con sinh ra vẫn rất thông minh, có lý do nào giải thích điều này hay không?

Thông thường, thai phụ sẽ gặp các phản ứng khi mang thai như chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, đến khoảng tuần thứ 13 thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sohu

Phản ứng này liên quan đến một loại hormone trong cơ thể, được gọi là gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Nó là một hormone glycoprotein được tiết ra bởi các tế bào nguyên bào nuôi của nhau thai. Chức năng chính của HCG là kích thích hoàng thể chuyển từ hoàng thể kinh nguyệt sang hoàng thể thai nghén, đồng thời thúc đẩy sự tiết liên tục của estrogen và progesterone, duy trì hình dạng của nội mạc tử cung, thúc đẩy sự hình thành decidua, và làm cho nhau thai phát triển và trưởng thành, điều này rất cần thiết để duy trì thai kỳ.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng mức độ hormone này có thể ức chế sự bài tiết của dịch vị, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của thai phụ và gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

Do đó, ở một góc độ khác, hormone HCG tăng lên cho thấy em bé đang lớn lên một cách khỏe mạnh. Nhưng không có nghĩa là hormone càng cao càng tốt, hormone nào cũng có giá trị bình thường, giá trị này khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, một số phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén nghiêm trọng, trong khi những người khác không quá nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc bé thông minh hay không không hoàn toàn được quyết định bởi mức độ ốm nghén mà còn liên quan mật thiết đến mối quan hệ di truyền của bố và mẹ. Đồng thời cũng ảnh hưởng từ cách giáo dục của gia, nỗ lực cá nhân của trẻ là những yếu tố quan trọng gây ra sự khác biệt về trí thông minh của trẻ.

Vì vậy, nhiều mẹ bầu không bị ốm nghén nhưng sinh con vẫn thông minh đều phản đối kết quả của nghiên cứu này vì họ cho rằng mức độ ốm nghén không phải là yếu tố quyết định chỉ số thông minh của trẻ. 

Trên thực tế, em thấy như chị bạn đồng nghiệp của em mang thai mà khỏe re, suốt 9 tháng 10 ngày ăn uống, ngủ nghỉ đều đặn, không nghén ngẩm gì nhưng cậu con trai mới chỉ 3 tuổi đã đọc được bảng chữ cái, nghe bài hát tiếng anh vài lần là biết hát lại liền. Vậy nên nghiên cứu này chắc chỉ đúng ở mức độ nào đó thôi các mẹ nhỉ, các bà mẹ sắp sinh nếu không bị ốm nghén cũng không nên quá lo lắng nhé.