Dân gian hay nói “Mập đẹp ốm dễ thương, cao sang lùn quý phái”, nghĩa là chỉ cần là phái đẹp, thì ngoại hình bên ngoài của các mẹ như thế nào, cũng có những thế mạnh riêng, để các bạn tự tin lên. Tuy nhiên, nếu ngoại hình trở thành nhược điểm, nhất là khi sinh đẻ, thì thật đáng buồn.



Em có cô giáo lúc nhỏ xinh đẹp bình thường, năm học lớp 9 cô bị bệnh phải uống thuốc trong 3 tháng, sau đó cân nặng tăng vù vù, luôn ngấp nghía ở ngưỡng 85 – 90 kilogram. Cô cũng mặc cảm về ngoại hình quá khổ, nhưng bù lại cô có gương mặt rất xinh, giọng nói truyền cảm và hát hay. Năm 31 tuổi cô có chồng. Cô cho biết quá mập và thừa mỡ dẫn đến sinh hoạt vợ chồng cũng khó, vợ chồng cô mãi sau 2 năm mới có em bé. Quá trình mang thai của cô cũng không dễ dàng, cô luôn bị bác sĩ cảnh báo tiểu đường thai kỳ, và buộc ăn uống rất kiêng khem, hầu như hạn chế 100% tinh bột và đường tinh chế.



Cô vì thương con nên tuân thủ quy tắc của bác sĩ, thành công lên bàn mổ lúc em bé 39 tuần, cô tăng 9kg suốt quá trình mang thai, lên bàn mổ với cân nặng 105kg. Trộm vía mẹ tròn con vuông, nhưng vì lớp mỡ dày quá, nên bác sĩ luôn cảnh báo có thể bục chỉ nếu vận động quá mạnh. Ngoài ra sau đẻ con, cô cũng hạn chế tinh bột, ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh, cá… không ăn nhiều động vật và đặc biệt là móng giò. Lần ở bệnh viện em có đi thăm cô, quá trình cô tập đi lại sau mổ cũng năng nề hơn những người khác… Nói chung em thấy những người quá thừa cân, thì gặp nhiều khó khăn hơn cũng như luôn cần cố gắng rất nhiều lúc sinh nở đó các mẹ.



Mới đây, em cũng đọc một bài báo trên web nước ngoài, về bà mẹ trẻ vì cân nặng và thân hình quá khổ, đã dẫn đến nhầm lẫn tai hại và sinh mổ em bé khá sớm ở tuần 36.



Đó là câu chuyện về người mẹ trẻ Shannen Roan 24 tuổi sống tại Birmingham (Mỹ) với cân nặng 107kg khi mang bầu. Lúc thai nhi 36 tuần, như thường lệ mẹ này đi khám thai, và các bác sĩ tá hỏa chỉ định mổ cấp cứu lấy thai gấp, vì không còn nghe được tiếng tim thai.



webtretho



Roan mang thai với trọng lượng hơn 100kg



Kết quả là em bé bị bắt ra khá sớm, sở dĩ bác sĩ không đo được tim thai là vì mẹ Roan thừa kí, và lớp mỡ thừa này đã ngăn bác sĩ không đo thấy nhịp tim thai nhi. Thật may mắn là 2 mẹ con cùng sống sót, điều kỳ diệu trong y học đã xảy ra, và chính tình mẫu tử thiêng liêng đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ Roan và cậu con trai George.



Về phần cậu bé này, lúc sinh ra, cậu bị nhiễm khuẩn đường huyết nhưng sau vài ngày, cậu bé dũng cảm này đã hoàn toàn bình phục. Mẹ Roan đã sung sướng thốt lên “Đúng như một phép lạ khi tôi vẫn còn được ôm con trong tay. Tôi đã nghĩ con không còn tồn tại nữa.”



Chia sẻ về ca sinh con của mình, Shannen nói: “Tôi đã buộc phải sinh con sớm ở tuần 36 khi bác sĩ siêu âm thai và nói không thể nghe được nhịp tim em bé. Mọi người đều nghĩ rằng con tôi đã chết lưu và thời điểm đó sức khỏe của tôi cũng rất yếu. Vì vậy tôi đã được mổ cấp cứu.”



“Tôi rơi vào tình trạng hôn mê trong suốt ca sinh và gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Chính các bác sĩ cũng nói với gia đình nên chuẩn bị sẵn tình huống xấu nhất. Tôi bất tỉnh hoàn toàn khi ca sinh mổ diễn ra và quá bất ngờ là khi bác sĩ mổ đẻ đã phát hiện ra George vẫn còn sống.”,
bà mẹ 24 tuổi nói tiếp.



webtretho



Mẹ Roan và niềm vui khi ôm con trai trong tay




Nhưng câu chuyện sau sinh của mẹ Roan mới là đáng tuyên dương và học hỏi. 6 tháng đầu mẹ Roan nuôi George hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau 6 tháng, mẹ này quyết định tạm ngưng sữa mẹ để tham gia vào cuộc chiến giảm cân. Với mẹ Roan, giảm cân không chỉ vì vóc dáng, nhan sắc, mà phần lớn là vì sức khỏe của cả 2 mẹ con. “Tôi đã được trao cho cơ hội sống thứ hai và tôi không muốn lãng phí nó trong tình trạng béo phì, thở gấp. Cũng bởi vì nuôi con bằng sữa mẹ, George lại hay bệnh nên tôi chú trọng cân bằng dinh dưỡng hơn.”,



webtretho



Lúc này, mẹ Roan hãy còn nhiều ký




Chính niềm tin và động lực này, khi George tròn 18 tháng, mẹ Roan đã lập kỳ tích giảm đi hẳn 50kg sau 6 tháng giảm cân khắt khe. Nghe thật vui mừng và ngưỡng mộ bà mẹ này. Mẹ Roan cũng không quên chia sẻ bí quyết giảm cân của mình để các bà mẹ khác hiều hơn và có niềm tin “Tôi làm được” hơn. Bà mẹ trẻ cũng khuyên các mẹ bầu khác trong thai kỳ cần ăn uống kiểm soát, ăn vừa đủ, không nên để cơ thể tăng cân quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gặp phải những rủi ro, sai lầm không ai mong muốn như trường hợp của Roan.




Dưới đây là những hình ảnh thực tế của mẹ Roan, em up lên các mẹ cùng xem để có động lực đánh bay mỡ bụng, cân thừa và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.



webtretho



Người mẹ và quyết tâm giảm cân vì sức khỏe của mình và con




webtretho



Và Roan xinh đẹp của hôm nay



TeoK1vptMj




Mẹ chiều con, cho ăn món con thích khi con sốt, nào ngờ hiệu quả ngược lại, khiến con nhập viện…


Đừng nha các mẹ, đẻ xong đừng tống sạch sản dịch ra nhanh bằng cách này, nguy hiểm đấy!


Ở nước ngoài có bầu lại 6 tháng sau sinh mổ thì được ủng hộ, còn em ở Việt Nam, đứa đầu cũng 10 tháng rồi, nhưng em đang hoang mang quá!!!