Tê tay chân khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe nhiều mẹ bầu gặp phải. Cùng tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này nhé.
Tình trạng tê tay chân khi mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của mẹ trong giai đoạn bầu bì. Tuy là vấn đề khá thường gặp, nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn không biết tê tay chân khi mang thai có nguy hiểm hay không và phải làm thế nào khi liên tục bị tê tay chân. Tất cả sẽ được giải đáp trong những thông tin ở dưới đây.
Triệu chứng tê tay chân khi mang thai
Tại sao mẹ bầu thường bị tê tay chân?
Tê tay chân là tình trạng thường gặp khi mang thai
Mang thai là giai đoạn có thể có rất nhiều thay đổi, từ cả thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần. Có những chị em trước khi mang thai rất khỏe mạnh nhưng từ khi cấn bầu lại gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn hẳn. Một trong số đó chính là tình trạng tê tay chân khi mang thai. Theo các chuyên gia, đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng tê tay chân khi các mẹ đang mang bầu.
- Thiếu chất
Bổ sung dinh dưỡng khi bầu bì khác với bình thường, thế nên chỉ cần thiếu hụt khoáng chất, mẹ bầu sẽ rất dễ bị mệt mỏi, con trong bụng cũng không có điều kiện phát triển toàn diện theo từng giai đoạn.
Không những thế, thiếu chất còn khiến sức đề kháng của mẹ bị suy giảm, quá trình lưu thông máu kém dễ dẫn đến tình trạng tê chân tay khi mang thai. Vậy mẹ bầu hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Đó là những chất khá quen thuộc như canxi, B12, axit folic, Kali, Magie,...
- Nội tiết tố thay đổi
Hormone trong cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi đột ngột trong giai đoạn bầu bì. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những vấn đề khó chịu khi mang thai. Vào những cuối thai kỳ, Relaxin được tăng cường tiết ra giúp xương chậu và khớp mềm hơn để thuận tiện cho việc sinh nở. Nhưng điều này cũng gây ra tình trạng thai nhi chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê tay chân.
- Ít vận động
Mẹ bầu có cơ thể ngày càng nặng nề, cộng thêm những lo ngại về sự an toàn cho con trong bụng khiến các mẹ rất ngại việc vận động. Thực tế mẹ bầu vẫn cần duy trì vận động phù hợp vì nếu quá lười biếng, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu đến tay chân không đủ sẽ khiến chị em gặp phải tình trạng tê bì chân tay.
- Tăng cân
Việc cân nặng tăng lên theo chiều hướng nhanh chóng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề tê tay chân ở mẹ bầu. Khi cân nặng không ngừng tăng nhanh, các mạch máu bị chèn ép làm cho hiện tượng tê tay chân xuất hiện.
Đặc biệt những tháng cuối là giai đoạn tình trạng tê tay chân sẽ xuất hiện nhiều hơn cả. Lúc này các mẹ bầu đã ở giai đoạn rất nặng nề, nếu không áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp thì sẽ rất dễ bị mệt mỏi, khó ngủ,…
Tê tay chân khi mang thai có nguy hiểm hay không?
Tê tay chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, thế nên ở mức độ bình thường, hiện tượng này không quá đáng lo ngại. Theo các chuyên gia, sau khi sinh con xong, hiện tượng tê tay chân sẽ nhanh chóng biến mất. Trong giai đoạn mang thai, mẹ chỉ cần áp dụng một số biện pháp để cải thiện những cơn tê bì khó chịu này.
Ở mức độ thông thường, tê tay chân không nguy hiểm với mẹ bầu
Tuy nhiên, tê tay chân vẫn có thể là mối nguy nếu nguồn cơn phát xuất của chúng đến từ các loại bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, các mẹ bầu cần theo dõi kỹ càng mọi dấu hiệu, nếu bị tê tay chân quá nặng, áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ vẫn không đỡ cộng thêm những dấu hiệu bất thường như hoa mắt chóng mặt, cơ cơ, tay chân sưng phù, không nhấc nổi tay chân,… thì cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn cho mình và con.
5 cách khắc phục triệu chứng tê tay chân khi mang thai
Tê tay chân là tình trạng thường gặp, nên từ khi mang bầu, mẹ cần tập xác định rằng hiện tượng này có thể sẽ ghé thăm mình bất cứ lúc nào. Mẹ không nên lo lắng mà hãy tìm hiểu những cách “đối phó” để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi bị tê bì tay chân. Dưới đây là những mẹo chữa tê bì chân tay mẹ có thể tham khảo.
1. Massage
Các bài massage tay chân đúng cách sẽ giúp cơ thể mẹ được thư giãn, máu huyết lưu thông tốt hơn và những triệu chứng tê bì tay chân cũng vì thế mà giảm mạnh.
Các động tác massage đúng cách sẽ giảm được tình trạng tê tay chân
Mỗi ngày, chị em có thể dành khoảng 30 phút để massage tay chân, nhưng nhớ là chỉ thực hiện các bài massage nhẹ nhàng, thư giãn. Ngoài massage, chị em có thể kết hợp ngâm chân nước ấm cũng giúp tinh thần thoải mái, giảm tê tay chân và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
2. Sử dụng các loại gối phù hợp
Bụng khi mang thai khá lớn khiến mẹ luôn có cảm giác vô cùng khó chịu khi đi ngủ. Nhiều mẹ bầu nằm sai tư thế dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì tay chân. Để có được một giấc ngủ ngon, mẹ bầu hãy sử dụng các loại gối bầu, gối ôm nhằm nâng niu giấc ngủ của bản thân. Khi có được tư thế ngủ thoải mái, hiện tượng tê tay chân cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
3. Vận động nhẹ nhàng
Phụ nữ mang thai rất cần vận động để lưu thông khí huyết, rèn luyện cơ thể thêm khỏe khoắn, dẻo dai. Nhiều mẹ bầu lo lắng vận động có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của con. Nhưng điều này chỉ đúng khi mẹ vận động nặng và vận động với tần suất không phù hợp.
Chị em hãy áp dụng những bài tập giảm tê bì chân tay một cách nhẹ nhàng. Tăng cường cử động các khớp tay chân sẽ giúp máu huyết lưu thông, giảm được hiện tượng tê tay chân và cũng giúp mẹ sinh thường dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Bổ sung đủ dưỡng chất
Các dưỡng chất mẹ bầu đặc biệt không nên để thiếu hụt chính là vitamin C, D, canxi, sắt,… Nếu thiếu hụt dưỡng chất, tình trạng tê tay chân có thể trở nên nặng nề hơn.
Mẹ bầu bị tê tay chân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất
Để làm được điều này, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn đa dạng, đầy đủ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, sữa, trái cây, rau xanh,… và bổ sung thêm vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ trong từng giai đoạn.
Nhiều người cũng thắc mắc bị tê bì chân tay uống thuốc gì, việc uống thuốc khi mang thai là vấn đề cần cẩn trọng tuyệt đối. Thế nên mẹ cũng hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tìm được loại thuốc an toàn, phù hợp với cơ địa của mình.
5. Thay đổi tư thế ngồi, nằm thường xuyên
Ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu, dù thoải mái vẫn có thể khiến mẹ bị tê tay chân. Chị em hãy cố gắng thay đổi tư thế nằm, ngồi của mình thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng máu bị tắc nghẽn dẫn đến tê bì tay chân khi mang thai.
Tê bì tay chân khi mang thai dễ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, đặc biệt là những phút giây thư giãn, ngủ nghỉ của chị em. Tuy khó chịu nhưng mẹ cũng hãy kiên trì vượt qua, áp dụng việc chăm sóc cơ thể đúng cách để giảm thiểu các cảm triệu chứng tê tay chân khi bầu bì nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
Bà bầu hay bị tê tay chân trong tháng cuối thai kỳ không thể xem thường nếu ngày một nặng