3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Giai đoạn 3 tháng cuối trong hành trình mang thai tính từ tuần 29 đến 40. Là mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của quá trình bầu bí và khởi đầu mới đón bé yêu chào đời. Có rất nhiều điều bố mẹ cần chuẩn bị trong thời điểm mang thai 3 tháng cuối này. Tuy nhiên sức khỏe của mẹ và bé vẫn cần được ưu tiên hàng đầu.
Những vấn đề mẹ bầu thường gặp khi mang thai 3 tháng cuối
3 tháng cuối là khoảng thời gian cực kỳ vất vả cho mẹ bầu khi bụng ngày một to và nặng nề. Ở giai đoạn này, em bé sẽ phát triển hoàn thiện và sẽ quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời. Vì vậy mẹ bầu cũng gặp nhiều vấn đề phổ biến dưới đây.
Tăng cân và mệt mỏi vào 3 tháng cuối thai kỳ
Hầu hết các mẹ bầu đều tăng cân rất nhanh ở giai đoạn cuối thai kỳ. Trọng lượng tăng nên trông cơ thể mẹ bầu cũng rất to, cồng kềnh, chân tay có thể phù nề, kém hấp dẫn. Tuy nhiên đó là điều hết sức bình thường nên bạn không phải quá lo lắng. Vì sau khi sinh nở, ăn uống khoa học và chăm tập thể dục thì cơ thể sẽ dần trở về bình thường.
Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh khi mang thai 3 tháng cuối
Do cơ thể thay đổi, kích thước vòng bụng tăng nên đa số thai phụ đều có cảm giác mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối, dễ bị tức ngực, khó thở. Vậy nên trong giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm các việc nặng, luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Thiếu máu rất phổ biến ở các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối mà chủ yếu vẫn là thiếu sắt. Thai phụ bị thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng thiếu máu tăng nặng có thể dẫn đến một số biến chứng thai kỳ như băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản...
Tuỳ vào mức độ thiếu máu mà thai phụ có thể điều trị·bằng cách bổ sung viên sắt theo tư vấn của bác sỹ.
Ngoài ra mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng thiếu máu bằng chế độ dinh dưỡng khoa học. Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà mẹ bầu có thể bổ sung như: Thịt bò, đậu đỏ, táo, dâu tây, cà chua, nho, nước cam, củ dền đỏ, bí ngô, lòng đỏ trứng gà…
Sốt khi mang thai 3 tháng cuối
Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu gặp tình trạng sốt nhẹ trong giai đoạn 3 tháng cuối không đáng lo ngại. Khi sốt nhẹ, thai phụ có thể sử dụng khăm mặt để chườm nóng, uống nhiều nước lọc, dung dịch oresol, nước ép trái cây tươi, sẽ giảm tình trạng sốt.
Nếu mẹ bầu sốt trên 38.5 độ trở lên và không có dấu hiệu giảm cần đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối
Bị nấm khi mang thai thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Có thể do môi trường axit ở vùng kín bị mất cân bằng, hoặc dịch tiết âm đạo tăng khiến vùng kín có độ ẩm quá cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Từ đó gây đau rát, tiểu buốt, ngứa ngáy rất khó chịu, thậm chí có thể gây nguy hiểm và nhiều hệ luỵ.
Tình trạng sốt nhẹ thường gặp ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mặc đồ rộng, thoáng, hạn chế dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa mạnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng cuối: 11 dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần nhập viện ngay “kẻo lỡ”
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian khó khăn cả về thể chất lẫn cảm xúc bởi thai nhi càng lớn thì gánh nặng đối với cơ thể cũng ngày một nhiều. Ngoài những điều cơ bản mà mẹ bầu cần nắm được thì các câu hỏi như mang bầu 3 tháng cuối có quan hệ được không? Hay tư thế nằm ngủ trong giai đoạn cuối thai kỳ như nào? Mẹ bầu cũng cần biết để có một thai kỳ an toàn.
Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối
Theo các chuyên gia y tế thì bà bầu hoàn toàn có thể quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối nếu thực hiện đúng cách.
Thai phụ cần lưu ý về những thay đổi của cơ thể để có thể chọn những tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối phù hợp, thoải mái, không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và em bé. Không sử dụng các vật thể lạ đưa vào cơ thể tránh viêm nhiễm hoặc gây nguy hiểm.
Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối lành mạnh còn giúp vợ chồng hâm nóng tình cảm, gần gũi nhau hơn, tâm lý thoải mái và ngủ ngon hơn.
Tư thế nằm khi mang thai 3 tháng cuối rất quan trọng
Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cồng kềnh, kích thước bụng to lên, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối. Vì tư thế ngủ này dễ làm chèn ép các mạch máu lớn của mẹ dẫn đến thay đổi nhịp tim của em bé, có thể gây nguy cơ thai lưu.
Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối lành mạnh giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên trái sẽ làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai, giúp bé được nuôi dưỡng toàn vẹn.
Một số thực phẩm mẹ bầu thường thắc mắc có nên ăn, uống trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối?
- Sầu riêng: Rất nhiều mẹ bầu có cùng câu hỏi mang thai 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không? Có bị nóng không? thì câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn nhé. Vì sầu riêng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho mẹ bầu với thai nhi. Ăn sầu riêng lượng vừa phải sẽ không gây nóng mà tốt cho bà bầu.
-
Mang thai 3 thang cuối có nên uống nước dừa không? Ngoài tác dụng giải khát thì trong nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cho thai phụ. Vậy nên bầu có thể uống nước dừa vào thời điểm mang thai 3 tháng cuối. Trừ một số mẹ bầu mắc các chứng như đái tháo đường, huyết áp thấp, nhiều nước ối thì nên hạn chế nước dừa.
- Uống bia khi mang thai 3 tháng cuối có ảnh hưởng gì không? Rất nhiều người cho rằng uống bia 3 tháng cuối sẽ khiến da dẻ em bé hồng hào. Điều đó hoàn toàn sai nhé các mẹ. Trong suốt thai kỳ nói chung, bầu không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu vì đây là đồ uống có cồn, gây hại cho sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Trên đây là những vấn đề mà mẹ bầu thường gặp và cần chú ý trong thời điểm mang thai 3 tháng cuối. Hy vọng các mẹ đã có thêm những thông tin và kinh nghiệm quý báu về việc chăm sóc thai sản để có thể vượt cạn thành công, chào đón con yêu thuận lợi.
Xem thêm bài viết liên quan:
Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Gợi ý thực đơn cho cả tuần
Mẹ bầu ăn sầu riêng vào mùa giúp phòng ngừa dị tật thai nhi
Từ A đến Z những điều bầu 3 tháng cuối PHẢI BIẾT để làm hồ sơ sinh, chuẩn bị đón con yêu chào đời