Mang bầu 3 tháng có rất ít thay đổi có thể nhìn được bằng mắt thường.
Liệu mẹ có biết triệu chứng và sự phát triển của thai nhi khi bầu 3 tháng không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin đáng chú ý mà mẹ có thể tham khảo.
Các triệu chứng thường gặp khi bầu 3 tháng
Khi mang bầu 3 tháng, mẹ đã gần bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Một số triệu chứng mang thai ban đầu có thể bắt đầu giảm dần.
Khi mang bầu 3 tháng, mẹ vẫn có thể gặp một số triệu chứng quen thuộc của thời kỳ đầu mang thai, nhưng một số triệu chứng mới cũng có thể xuất hiện. Một số triệu chứng này có thể khá khó khăn, hãy nhớ rằng chúng ta có thể không trải nghiệm tất cả. Bao gồm:
1. Tăng tiết dịch âm đạo
Mẹ nên cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn và xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao để giảm nguy cơ mắc tiều đường trong thai kỳ, tránh rủi ro cho xương khớp
Sự kết hợp của các hormone thai kỳ và sự gia tăng cung cấp máu trong cơ thể có thể dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Miễn là nó trong hoặc hơi trắng và không có mùi hôi thì có lẽ không có gì đáng lo ngại. Cố gắng mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng rãi, thoáng khí để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
2. Buồn nôn
Mẹ có thể vẫn cảm thấy buồn nôn, nhưng có lẽ không lâu nữa. Nhiều bà mẹ sắp sinh cho biết tình trạng ốm nghén của họ bắt đầu giảm dần trong tháng này. Nếu không may mắn như vậy, hãy thử ăn bánh mì nướng, cơm hoặc chuối, trà gừng để làm dịu dạ dày của mình. Mẹ cũng sẽ được khuyên uống thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu, điều này cũng làm tăng cơn buồn nôn. Nhưng nếu quá nghén thì bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không, câu trả lời là có nhưng ít thôi nhé.
3. Mệt mỏi
Cơn buồn ngủ có thể tiếp tục trong tháng này khi cơ thể mẹ tiếp tục nuôi dưỡng đứa con nhỏ trong bụng. Nghỉ ngơi khi có thể, giữ đủ nước và tập thể dục vừa phải, vì điều này được chứng minh là có tác dụng cải thiện giấc ngủ. Tập yoga , đi bộ và bơi lội trước khi sinh có thể là những lựa chọn tốt, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ bài tập mới nào. Những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giúp tránh mệt mỏi là nho, táo, xoài, lựu, bơ... Còn bầu 3 tháng đầu ăn mít được không thì hoàn toàn được nhé.
4. Da sẫm màu
Nếu mẹ nhận thấy rằng màu sắc của núm vú đã bắt đầu sẫm lại, điều này là do cơ thể đang sản xuất nhiều melanin, một loại sắc tố. Melanin dư thừa này cũng có thể gây ra các mảng màu nâu trên khuôn mặt mẹ bầu, được gọi là nám da. Mẹ cũng có thể nhận thấy một đường thẳng đứng, sẫm màu chạy từ rốn đến vùng mu. Đường này có thể bắt đầu xuất hiện khi mang thai ba tháng, lúc kích thước bụng bắt đầu tăng lên. Hầu hết các vết đổi màu này sẽ biến mất hoặc mờ dần sau khi em bé chào đời.
5. Những thay đổi ở ngực
Ngực cũng có thể phát triển và thay đổi trong tháng này. Quầng vú có thể phát triển lớn hơn và sẫm màu hơn, và núm vú có thể bắt đầu nhô ra nhiều hơn một chút. Dưới bề mặt, các tuyến sữa đang chuẩn bị sản xuất sữa và chất béo đang được thêm vào ngực của mẹ. Nếu áo ngực cảm thấy quá chật, có lẽ đã đến lúc nên tăng kích cỡ.
6. Táo bón
Một số hormone thai kỳ có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm lại, dẫn đến táo bón. Chất sắt bổ sung trong vitamin trước khi sinh cũng có thể là nguyên nhân. Đảm bảo uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ hơn. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
Em bé trông ra sao khi mẹ bầu 3 tháng?
Mẹ bầu 3 tháng thai nhi đã có gì?
Bé đã có gần như đầy đủ các cơ quan trọng. Tế bào thần kinh đang nhân lên nhanh chóng, khớp thần kinh cũng hình thành với tốc độ chóng mặt
Ở bên trong, ruột và hệ thống cơ của con đang hình thành. Một số xương có thể bắt đầu cứng lại, nhưng xương sống lại mềm.
Nhìn bên ngoài, bàn tay và bàn chân của bé đang mọc những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu, thậm chí có thể bắt đầu xuất hiện móng tay, móng chân khi mang bầu 3 tháng.
Vào một thời điểm nào đó trong tháng này, bộ phận sinh dục bên ngoài của con sẽ bắt đầu hình thành và sẽ không lâu nữa, mẹ có thể biết được mình đang sinh con gái hay con trai.
Em bé lớn thế nào khi 3 tháng?
Vào đầu tháng này, em bé sẽ dài khoảng 1,27cm, và đến cuối tháng này, bé sẽ dài gần 5cm và nặng khoảng 14gr.
Em bé có thể di chuyển trong bụng khi mẹ mang thai ba tháng, nhưng mẹ sẽ chưa thể cảm nhận được điều này. Nhiều bà mẹ sắp sinh cảm thấy con mình di chuyển lần đầu tiên vào tháng thứ năm.
Thai đôi khi bầu 3 tháng thì sao?
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, sự phát triển song sinh so với sự phát triển một con không khác nhau là mấy. Những đứa trẻ sinh đôi có thể nhỏ hơn một chút so với một đứa trẻ duy nhất ở tuần thứ 12, nhưng chúng vẫn phải dài khoảng 5cm và nặng 14gr.
Cũng bình thường nếu có sự khác biệt nhỏ về kích thước giữa mỗi em bé song sinh trong giai đoạn này, miễn là sự khác biệt không quá lớn và bác sĩ không lo lắng về điều đó.
Mẹ cần làm gì khi bầu 3 tháng?
Những điều mẹ bầu 3 tháng cần lưu ý
Đi bộ, bơi lội hoặc yoga đều là những lựa chọn tốt nhưng mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện nhé
Trong khoảng thời gian này, mẹ nên:
- Đọc kỹ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống nên tránh khi mang thai.
- Bắt đầu suy nghĩ về kế hoạch nghỉ thai sản và bác sĩ khi nào là thời điểm thích hợp để thông báo mình đang mang thai với mọi người. Cân nhắc bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì. Ngoài ra, sữa cho bà bầu 3 tháng đầu có nên uống không, thật ra là không cần ăn nhiều hơn hay uống sữa bổ vì lúc này con còn bé xíu thôi mẹ ơi.
- Nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn tập thể dục an toàn và nhẹ nhàng phù hợp.
- Bắt đầu gắn kết với con bằng cách trò chuyện và hát cho con nghe. Hoặc cùng nhau nghe những bản nhạc yêu thích. Đứa con nhỏ sẽ sớm có thể nghe thấy mẹ.
- Nói chuyện với chồng về bất kỳ nỗi sợ hãi nào hoặc cảm xúc mà mẹ có thể muốn chia sẻ. Điều này có thể giúp đối tác cảm thấy tham gia nhiều hơn vào thai kỳ, và sẽ giảm bớt gánh nặng cho mẹ.
- Uống vitamin cho bà bầu.
- Tập trung vào việc ăn uống lành mạnh. Mẹ hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng carb khi bị ốm nghén hành hạ, nhưng bây giờ cảm giác buồn nôn đã giảm bớt. Đã đến lúc bắt đầu ăn uống để bổ sung dinh dưỡng.
- Ngủ, ngủ, ngủ (và sau đó ngủ tiếp). Đặc biệt nếu đây là em bé đầu tiên của mẹ và mẹ không chăm sóc những đứa trẻ khác ở nhà. Mẹ cần ngủ càng nhiều càng tốt, em bé cũng vậy.
- Cân nhắc đặt tên cho em bé
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Rất may, nguy cơ sẩy thai ở thời điểm này trong thai kỳ là thấp. Nhưng nếu có dấu hiệu chảy máu âm đạo, cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, các triệu chứng khác trong danh sách dưới đây đều có thể coi là tình huống khẩn cấp:
- Sốt hơn 38,9 độ C trong bất kỳ khoảng thời gian nào
- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút
- Đau lưng dữ dội
- Nôn mửa liên tục hoặc không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào
- Đau khi đi tiểu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác của nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tiết dịch âm đạo hoặc có mùi hôi, hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo nào khác.
Mang bầu 3 tháng đầu sẽ có nhiều thay đổi và bỡ ngỡ. Nhưng hãy nhớ chăm sóc bản thân và kiên trì. Mẹ sẽ sớm có nhiều năng lượng hơn, ít buồn nôn hơn và những cú đạp của em bé sẽ sớm xuất hiện.
Xem thêm bài gốc tại:
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-third-month-pregnancy
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/3-months-pregnant
https://www.healthline.com/health/pregnancy/3-months-pregnant#twins
Xem thêm bài viết liên quan:
9 dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết nhất, mẹ biết còn kịp đi viện sớm
Top 13 thực phẩm cho bà bầu, đảm bảo dinh dưỡng cả thai kỳ
Top 3 nguồn thực phẩm dồi dào canxi cho bà bầu chắc xương, khỏe người