Trong những tháng năm đầu tiên của trẻ, bìm là một trong những vật dụng hỗ trợ không thể thiếu. Có rất nhiều câu hỏi được các mẹ đặt ra như: “Chọn bỉm như thế nào là phù hợp với bé nhất?”, “Bé 7kg mặc bỉm size nào?”, “Mặc bỉm cả ngày có khiến bé bị hăm?”... Bài viết đây xin gửi đến các mẹ tất tần tật những cách lựa chọn tã, bỉm vừa vặn để bé luôn cảm thấy thoải mái nhất.
- Lựa chọn bỉm theo chủng loại
Trên thị trường hiện nay có 3 chủng loại chính: miếng lót sơ sinh, tã dán (bỉm dán), tã quần (bỉm quần) được các mẹ biết đến và sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên lựa chọn như thế nào để phù hợp với bé yêu thì chưa phải mẹ nào cũng nắm rõ.
1.1. Miếng lót sơ sinh
- Miếng lót sơ sinh thường được dùng cho bé chưa biết lật và trở mình, trong khoảng từ 0 - 3 tháng tuổi. Giúp bé khi đi vệ sinh không bị tràn ra ngoài, tạo cảm giác thoải mái đặc biệt không bị kín hơi giúp vệ sinh cho bé dễ dàng, không gây hăm cho bé.
- Với hình dạng và cấu tạo gần giống như một chiếc băng vệ sinh không cánh nhưng to và dài hơn để đảm bảo bao trọn vòng mông của trẻ, dùng kèm với tã chéo (tã vải) hay quần đóng tã cho bé sơ sinh.
1.2. Bỉm dán (Tã dán)
- Tã dán sơ sinh được thiết kế có hình dạng giống chiếc quần nhưng có 2 miếng dán ở 2 bên cạnh sườn bé để cố định.
- Với khả năng thấm hút tốt hơn so với miếng lót. Đặc biệt với thiết kế của tã dán với các rãnh chống tràn và phần thun ở chân, ôm vào mông đùi bé để đảm bảo chất thải của bé được giữ lại ở bên trong nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái cho bé.
1.3. Bỉm quần (Tã quần)
- Bỉm quần với cấu tạo giống như tã dán nhưng liền cạp và sẽ mặc cho bé bằng cách xỏ chân như mặc quần. Sản phẩm với thiết kế to hơn giúp cố định tránh xê dịch cùng với khả năng chống trào tốt hơn so với tã dán rất tiện lợi sử dụng cho bé khi vui chơi và đi ra ngoài.
- Tã quần có thời gian sử dụng lâu hơn đặc biệt an toàn cho da bé tránh miếng dán có thể làm xước da như bỉm dán. Sản phẩm phù hợp sử dụng cho các bé 9 tháng tuổi trở lên.
- Cách chọn tã, bỉm cho bé theo độ tuổi
TRẺ SƠ SINH DƯỚI 1 THÁNG TUỔI
- Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ đi phân su màu đen. Lượng phân này thường không nhiều lắm. => Trong những ngày đầu tiên này, mẹ chỉ cần dùng miếng lót sơ sinh mặc cùng với tã quần, hoặc tã giấy cho bé là được.
- Sử dụng miếng lót sơ sinh giúp các mẹ tiết kiệm chi phí. Ngoài ra còn rất an toàn, đảm bảo vệ sinh vì trong giai đoạn này da bé rất nhạy rất dễ bị kích ứng, mẩn ngứa,…
TRẺ TỪ 1-2 THÁNG TUỔI
- Mẹ có thể lựa chọn kết hợp thêm sử dụng tã/bỉm dán thay vì sử dụng hoàn toàn 100% miếng lót sơ sinh như tháng đầu.
- Trong giai đoạn này bé bú hoàn toàn từ sữa mẹ thường đi ngoài dạng lỏng và đi tiểu nhiều hơn. Việc sử dụng tã/bỉm dán giúp cho bé không bị tràn phân hoặc nước tiểu và việc vệ sinh cũng thuận tiện hơn nhất là và ban đêm.
- Lưu ý nhỏ có thể các mẹ sử dụng thêm tã giấy, miếng lót vào ban ngày cho bé giúp thoáng khí tránh trường hợp đóng bỉm lâu làm bé có thể bị dị ứng, viêm da, hăm,...
TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
- Trẻ 3 tháng tuổi trở lên các cơ quan hình thành tốt và ổn định lúc này bé đi ngoài tầm 1-2 lần trên ngày nhưng lượng nhiều hơn nên các mẹ cần chú ý vệ sinh cho trẻ.
- Với giai đoạn này thường trẻ khó nằm yên giống như 2 tháng đầu nên các mẹ nên lựa chọn và sử dụng bỉm dán hoặc bỉm quần cho bé để phù hợp sẽ giúp bé vận động linh hoạt mà không lo tuột hoặc tràn ra ngoài như khi sử dụng miếng lót.
- Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng tã vải cho bé trong thời gian này, vừa tiết kiệm lại ít gây hăm tã.
- Cách chọn tã, bỉm cho bé theo cân nặng
Size | Độ tuổi |
Tã Newborn | Dành cho trẻ từ 0-1 tháng tuổi, từ 0-5 kg |
Size S | Tùy từng hãng tã nhưng có thể chia trong khoảng từ 0-6kg, 4-8kg, 3-7 kg, 3-8kg |
Size M | Có thể chia theo 5-10 kg, 6-11 kg, 7-12 kg, tùy theo từng hãng |
Size L | Có thể chia theo 8-13kg, 9-14kg, tùy theo từng hãng |
Size XL | Có thể chia theo 11-16 kg, 12-17 kg, hoặc trên 13kg, tùy theo từng hãng |
Size XXL | Có thể chia theo trên 14 kg, từ 15-25 kg, tùy theo từng hãng |
- Một số lưu ý khi mua, lựa chọn bỉm cho bé
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm với mẫu mã khác nhau phù hợp với lứa tuổi và giới tính của bé như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bỉm cho bé sơ sinh, tập bò và bé đã biết đi…
Tham khảo “Top 5 loại bỉm dành cho bé tốt nhất trên thị trường hiện nay”.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chất lượng thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại những vị trí nhất định.
- Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía giữa.
- Với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía trước của bỉm.
Từng độ tuổi khác nhau, hình dạng của bỉm sẽ thay đổi dần:
- Đối với trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán ở hai bên.
- Đối với trẻ đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt hơn và chắc chắn hơn.
- Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng các loại bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.
- Một chiếc tã có thể chịu được tầm 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần.
- Nếu bé chỉ tè không, các mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng, còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần.
- Nếu bé đi nặng thì thay ngay lập tức cho bé.
Như vậy trung bình, bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm/ngày. Các mẹ nên kết hợp giữa bỉm và tã giấy. Khi con đi nặng xong, đóng tã giấy xen kẽ cho bé để tạo sự thoải mái và thoáng mát, mẹ lại tiết kiệm được nhiều hơn.
Mẹ nên thay đổi kích cỡ tã lớn hơn cho bé khi thấy các dấu hiệu sau:
- Khi tã trở nên bó sát vòng eo và đùi, để lại dấu hằn trên da.
- Khi bạn phải dùng tới mép của băng dán để giữ tã đúng vị trí.
- Khi kéo tã lên bị ngắn và đường eo thấp dưới rốn.
- Khi bé tiểu tiện, đại tiện nhiều hơn dẫn đến bị tràn.
- Khi cân nặng của bé vượt quá mức được chỉ dẫn ở mục hướng dẫn chọn cỡ tã.
Cảm ơn các mẹ đã dành thời gian xem bài viết trên. Hy vọng qua đây đã giúp ích và cung cấp thêm thông tin giúp các mẹ luôn là người thông thái chọn lựa được cho bé loại tã, bỉm tốt và phù hợp nhất!