Người mẹ khi mang thai đều mong muốn sinh ra một đứa bé khỏe mạnh và thông minh mà không làm tổn hại đến sức khỏe của mẹ.


Khi mang thai, người mẹ nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và không biết cách phòng ngừa bệnh tật sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm sự phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, từ đó dẫn đến sinh non hay sinh khó.


Do đó dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và biết cách phòng ngừa bệnh thường gặp trong thai kỳ gây dị tật thai nhi đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mẹ và con.


1.Dinh dưỡng cho các bà mẹ có thai.


Để cơ thể bà mẹ khỏe mạnh và giúp cho thai nhi phát triển hòan hảo, các sản phụ cần thiết bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.


Muốn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các bà mẹ cần cân đối các bữa ăn, nên ăn các lọai thực phẩm chưa chế biến (không dùng thức ăn đóng hộp ), và bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu.


Chất đạm: chứa các acid amin cần thiết cho các bộ phận của cơ thể. Chất đạm có được từ thịt, cá tươi, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các lọai đậu, ngũ cốc, trái cây, bánh mì.


Chất đường: Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho người mẹ và thai nhi. Khi mang thai sản phụ cần 2300 – 2700 calorie/ngày. Chất đường có trong trái cây, cà rốt, sữa, gạo, bánh mì, mật ong, ngũ cốc.


Chất béo: Chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển của tế bào não, là một trong những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, các chất béo còn giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K.


Khi ăn nên chọn các chất béo thực vật (dầu ăn) không nên ăn mỡ động vật.


Ngoài các chất đạm, chất đường vá chất béo, các bà mẹ còn cần đến các vitamin và chất khoáng.



Vitamin A: Gíup tăng trưởng tế bào não, có trong rau xanh, gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng, dầu gan cá.


Vitamin D: Gíup hấp thu và tăng tác dụng của calcium và magnesium, phosphor. Vitamin D có nhiều trong xương, sữa bò, dầu ăn, dầu gan cá.


Vitamin C: Rau cải, quýt, cà chua, cam, bưởi.


Các Vitamin B: Gạo lức, lòng đỏ trứng, thịt, rau cải, quả khô,đậu.


Acid Folic: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi, có nhiều trong rau xanh, các lọai khoai mì, thịt mỡ, sữa.


Chất sắt: Phòng tránh bệnh thiếu máu, có trong cá, thịt, rau xanh, trứng.


Calcium: Cần thiết cho sự phát triển xương thai nhi, có trong sữa bò béo, cá, trứng, trái cây, rau cải. Mỗi ngày các bà mẹ cần 1300mg calcium, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.


Chất xơ: Giúp tiêu hóa. Khi người mẹ mang thai do ảnh hưởng của nội tiết nên các bà mẹ dễ táo bón, chất xơ giúp tránh táo bón. Các chất xơ có trong rau, cải, đậu, trái cây.


Ngoài ra các bà mẹ cần uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2,5 - 3lít/ngày.


Trong thời gian mang thai các bà mẹ không nên uống rượu, bia, cafein, hút thuốc lá, ma túy, không ăn quá mặn hay nhiều gia vị.


2. Bệnh cúm trong thai kỳ:


Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc CÚM?


Khi có thai, sức khỏe của người phụ nữ thường giảm sút , tình trạng miễn dịch suy giảm vì thế rất dễ bị lây nhiễm bệnh và dễ bị chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là CÚM. Khi mắc cúm, phụ nữ mang thai cũng thường bị bệnh nặng hơn, nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với phụ nữ không mang thai


Bệnh cúm có nguy hiểm với thai nhi không?


Có!


Nếu người mẹ bị cúm nặng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh như sứt mũi, hở hàm ếch, tim bệnh sinh, não tụ huyết, ...


Thai phụ bị cúm , nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non...


Phòng ngừa CÚM bằng cách nào?


- Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.


- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.


- Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp ( mũi , miệng) là nơi “ cửa ngõ” xâm nhập của virus cúm.


- Tiêm Vaccin cúm . Tuy nhiêu phải tiêm nhắc lại hàng năm


Lưu ý: khi tiêm vaccine cúm vẫn có thể nhiễm cúm gây ra bởi các chủng cúm mới không có trong vaccine!


Trên đây là thông tin hữu ích mình copy được chia sẻ cho các mẹ đang mang thai.


Các mẹ vào chia sẻ kinh nghiệm bổ sung dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh CÚM trong thai kỳ đi ạ. Các mẹ có bổ sung vitamin tổng hợp nào không ạ? Hay mẹ nào có cách phòng ngừa CÚM hiệu quả thì chia sẻ nhé!