Các bác sĩ luôn ưu tiên sinh thường vì rất tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh.
Có hai cách để em bé chào đời, một là sinh thường, hai là sinh mổ. Nếu muốn sinh thường, sản phụ cần đạt các điều kiện nhất định. Đồng thời, để sinh thường mau lẹ, đỡ chịu các cơn đau dài, có thể dùng một số món ăn, nước uống hỗ trợ sinh nở.
Điều kiện để được sinh thường
1. Ưu và nhược điểm của việc sinh thường
Phương pháp sinh thường mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé
- Ưu điểm
Phương pháp sinh thường mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Ưu điểm lớn nhất phải kể đến là mẹ phục hồi sau sinh cực kỳ nhanh. Thường 1, 2 ngày là mẹ có thể đi lại, những mẹ mạnh khỏe có thể chỉ mất nửa ngày.
Sinh thường sữa non sẽ về nhanh hơn sinh mổ, con cũng được da kề da với mẹ sớm, mẹ được bế con sớm hơn. Việc bế con sớm, cho con ti sớm sẽ kích thích sự tăng trưởng và tăng cường hệ miễn dịch cho con.
Sức co ép trong quá trình vượt cạn sẽ giúp em bé đẩy dịch phổi ra ngoài nhiều hơn. Từ đó, đường hô hấp của bé sinh thường tốt hơn bé sinh mổ. Về phía mẹ, sinh thường sẽ nhanh hết sản dịch, tử cung co hồi tốt hơn.
- Nhược điểm
Nhược điểm của sinh thường là chịu đựng cơn đau kéo dài khiến mẹ mất sức, ảnh hưởng tâm lý. Sau sinh, có thể gặp tình trạng tiểu không tự chủ do ảnh hưởng cơ sàn chậu.
2. Sinh thường cần những điều kiện gì?
Tuy các bác sĩ thường sẽ khuyên sinh thường nhưng sản phụ cũng cần đáp ứng đủ điều kiện cần thiết dưới đây thì mới được.
- Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt: Điều kiện này vô cùng quan trọng, vì nếu mẹ có bệnh lý nguy cơ rủi ro, các bác sĩ sẽ không chỉ định sinh thường. Lúc này mẹ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn.
- Đường sinh không gặp cản trở: Đường sinh thông thoáng mới có thể tiến hành sinh thường. Một số trường hợp như nhau bám thấp chắn cổ tử cung, hoặc có khối u khiến thai nhi không thể chui ra được ống sinh thì phải can thiệp sinh mổ.
- Thai nhi khỏe mạnh: Vượt cạn không chỉ mỗi mình mẹ phải dùng sức mà chính con cũng phải cố gắng rất nhiều để vượt qua được ống sinh. Nếu thai nhi yếu, dây rốn thắt nút, tràng hoa, sa dây rốn thì sẽ được khuyên sinh mổ.
- Cân nặng thai nhi: Ở mức cân đạt chuẩn, em bé mới có thể thuận lợi theo ống sinh ra ngoài. Trường hợp thai to dễ gây sinh khó, lúc này phải đẻ mổ.
- Vòng đầu của con vừa với độ mở của mẹ: Vòng đầu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn, nếu quá to sẽ khó chui qua được cổ tử cung để ra ngoài. Một số sản phụ gặp trường hợp độ mở không đạt, mở quá chậm thì cũng khó sinh thường. Trong lúc khám thai, bác sĩ cũng sẽ tư vấn sớm cho mẹ nếu phát hiện đường kính lưỡng đỉnh lớn.
- Ngôi thai thuận: Điều kiện này cực kỳ quan trọng, ngôi thai thuận là vào lúc gần sinh, đầu thai nhi sẽ quay xuống dưới. Ngôi thai ngược có thể là đầu thai nhi quay lên trên hoặc quay ngang, còn gọi là ngôi mông và ngôi vai. Ngôi ngược thì không thể sinh thường mà phải can thiệp mổ.
Top thực phẩm hỗ trợ sinh thường mau lẹ
1. Chè mè đen
Chè mè đen nấu với bột sắn dây, đường phèn có tác dụng giúp sinh thường mau lẹ
Chè mè đen nấu với bột sắn dây, đường phèn có tác dụng giúp sinh thường mau lẹ. Trong mè đen có dứa dầu, vitamin E, axit folic, protein, cần thiết để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi.
Chè mè đen bột sắn dây nấu đường phen cực kỳ bổ cho bà bầu, giảm thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da. Từ tuần thứ 33, 34, để sinh thường trơn tru, mẹ nên ăn chè mè đen mỗi ngày 1 lần.
2. Rau lang
Còn gọi là rau khoai lang, nếu ăn vào tháng cuối thai kỳ, thường từ tuần 35 sẽ rút ngắn thời gian vượt cạn. Rau lang giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm các cơn đau đáng kể, giúp sinh nở suôn sẻ.
Sản phụ ăn rau lang ngay sau sinh sẽ có nhiều sữa cho con ti. Tuy nhiên, rau lang có vị ngọt, mát, nhiều chất xơ, lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Rau lang có thể mang đi luộc, xào, nấu canh, ưu tiên ăn đọt non.
3. Dứa
Những tháng đầu thai kỳ cần đặc biệt tránh xa dứa, tuy nhiên, gần ngày sinh thì có thể ăn hoặc uống nước dứa. Dứa có chứa nhiều bromelain gây co thắt và làm mềm cổ tử cung. Nó sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình chuyển dạ.
Những tháng đầu thai kỳ cần đặc biệt tránh xa dứa, tuy nhiên, gần ngày sinh thì có thể ăn hoặc uống nước dứa
Từ tuần 38 của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều dứa nguyên chất, nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây tiêu chảy. Cần loại bỏ hết mắt dứa tránh ngộ độc. Ngoài ra, mẹ bầu bị bệnh dạ dày thì không nên dùng dứa.
4. Cà tím
Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím thường xuyên ăn vào tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ sinh mau lẹ. Lý do là cà tím giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng.
5. Nước ép rau húng quế
Cũng theo kinh nghiệm dân gian, vào cuối thai kỳ, mẹ bầu nên uống 1, 2 ly nước ép rau húng quế trong 1 tháng. Cách làm món này rất đơn giản, lấy ngọn húng quế tươi đem giã nát, vắt lấy nước. Sau đó thêm tí nước đun sôi để nguội, thêm chút đường phèn vào là uống được.
6. Nước tía tô
Nước tía tô được truyền lại từ kinh nghiệm dân gian, là thứ nước giúp mẹ bầu sinh thường nhanh hơn. Một số mẹ bầu đã sử dụng cho biết dùng nước tía tô thì chỉ trong vòng 1, 2 tiếng là con đã chào đời.
Khi còn 1 tuần là đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô sắc kỹ. Đến lúc có dấu hiệu chuyển dạ vẫn có thể mang theo nước lá tía tô uống ở viện. Nó sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.
Cách làm món này rất dễ, dùng khoảng 300g lá tía tô, sắc với 2 lít nước hoặc nước dừa tươi. Cô lại còn 1 lít, uống khi còn ấm, liên tục trong nhiều ngày cho đến lúc sinh.
7. Nước dừa
Để tử cung mở nhanh hơn, sản phụ có thể dùng nước dừa đun nóng để uống, thường ăn kèm thêm một quả trứng luộc. Tuy cách này chưa được chứng thực nhưng ở một mặt khác, có thể tiếp thêm năng lượng cho mẹ có sức sinh con.
8. Ăn cay
Bác sĩ Laurie Gregg, khoa sản bệnh viện Memorial Sutter, California chia sẻ cách để sinh thường nhanh hơn là ăn cay. Ở tuần cuối cùng của thai kỳ, gần ngày dự sinh, mẹ có thể ăn cay tùy thích. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý là chỉ nên ăn vừa thôi, đừng ăn cay quá nhiều kẻo lại bị đau dạ dày.
Các mẹ áp dụng thực phẩm để hỗ trợ sinh mau lẹ nhớ phải đúng cách, vừa phải, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ. Lưu ý, những thực phẩm giúp sinh thường dễ dàng này chỉ nên sử dụng vào những tuần cuối của thai kỳ.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.healthline.com/health/pregnancy/foods-that-induce-labor
https://www.sacredvesselacupuncture.com/educatethrive/planning-nutritionally-for-labor-and-delivery-part-7-top-10-foods-for-preparing-for-labor-and-delivery
https://nurturedbirth.com.au/food-during-labour-how-to-nourish-mama
Xem thêm bài viết liên quan:
5 biến chứng liên quan đến nhau thai cần hết sức lưu ý
19 dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên sau khi vợ chồng gần gũi
Khám thai ở đâu tốt: 25 địa chỉ các bác sĩ giỏi ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng