Các mẹ khoe cân nặng khi chưa bầu, trước lúc leo lên bàn đẻ và cân nặng của con mới sinh đi nè! Em trước nha, khi chưa bầu em có 39 kg thôi (thấp bé nhẹ cân nhưng được cái dễ thương), trước lúc leo lên bàn đẻ là 50 kg (tổng cộng tăng 11 kg), con mới sinh 3,1 kg, giờ bé 9 tháng rồi được 9,6 kg (bé trai đấy ạ), trộm vía ai nhìn cũng khen bụ bẫm dễ thương.


Không biết các mẹ thấy sao chứ em để ý mấy chị mà em quen biết, ai người gầy hoặc lúc bầu tăng cân ít thì đẻ con ra nặng cân, lớn nhanh lắm ạ. Ngược lại, ai thừa cân, mũm mĩm, lúc bầu tăng ký vùn vụt thì bé đẻ ra nhẹ cân hơn, có bé càng lớn càng còi dí. Thấy cũng ngược đời mà đúng là như vậy.



Các nghiên cứu của Viện Y học Mỹ khẳng định: “Mẹ bầu nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong 9 tháng 10 ngày mang thai. Đặc biệt, mẹ chỉ cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đủ cho thai nhi phát triển”.





Thứ nhất, tăng cân quá nhiều khi mang thai dễ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, tiền sản giật. Một điều ít mẹ biết là nếu mẹ tăng cân quá nhanh, hầu như chất dinh dưỡng sẽ đi vào cơ thể mẹ, tích tụ thành mỡ chứ không đi vào nuôi thai nhiều như mẹ vẫn nghĩ. Mặc khác, trường hợp mẹ bầu thừa cân, thai cũng thừa cân thì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con khi chào đời (sinh khó, bé bị béo phì, bệnh tim, tiểu đường…). Nếu mẹ tăng cân ít nhưng các chỉ số thai nhi vẫn bình thường thì hoàn toàn yên tâm.Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên cố gắng duy trì mức tăng cân của mình trong khoảng trung bình từ 11-13kg mà thôi.


Thứ hai, mẹ bầu tăng cân vừa phải, có vóc dáng thon gọn thì sau sinh thường dễ tiết sữa, ít bị tắc tia sữa hơn so với các mẹ bầu có cân nặng vượt mức quá nhiều. Bằng chứng là nhiều mẹ bị thừa cân sau sinh tâm sự rằng mình bị ít sữa, ai nhiều sữa thì hay bị tắc, đau nhức khó chịu. Ngược lại, các mẹ giữ được vóc dáng thon đẹp sau sinh sữa về đều đều, ít tắc, con bú ngoan, lớn khỏe. Bản thân mình thì chẳng phải đau đầu nghĩ chiêu giảm cân lấy lại dáng nữa.





Thứ ba, tuy phải kiểm soát cân nặng nằm trong mức chuẩn để tốt cho sức khỏe hai mẹ con nhưng mẹ cũng nên biết rằng cân nặng tăng lên của cơ thể khi mang thai gồm: cân nặng thai nhi, nước ối, bánh nhau, cân nặng của mẹ do cơ thể tích trữ năng lượng từ thức ăn. Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân còn phụ thuộc vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Các mẹ muốn biết chỉ số BMI của mình thì có thể tính theo công thức dưới đây:


-Bước 1: Nhớ lại số ký của mẹ trước khi mang thai.



-Bước 2: Đo chiều cao rồi tính bình phương: Chiều cao (m) x Chiều cao (m)


-Bước 3: Lấy số ký chia cho bình phương chiều cao ra kết quả.



BMI dưới 18,5: Mẹ đang thiếu cân nên cần tăng từ 12-18kg trong thai kỳ. Hai tam cá nguyệt sau, mẹ cần tăng 450g-580g mỗi tuần.



BMI từ 18,5–24,9: Cân nặng của mẹ bình thường nên cần tăng 11-15kg trong thai kỳ. Hai tám cá nguyệt sau, mẹ cần tăng 360g-450g mỗi tuần.



BMI từ 25-29,9: Mẹ hơi bị thừa cân nên chỉ cần tăng từ 6-11kg trong thai kỳ. Hai tam cá nguyệt sau, mẹ nên tăng 225g-360g mỗi tuần.



BMI trên 30: Mẹ bị béo phì nên chỉ cần tăng 5-9kg trong thai kỳ. Hai tam cá nguyệt cuối, mẹ nên tăng từ 180g-270g mỗi tuần.



Lưu ý


-Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn kiêng, nhịn ăn, ép cân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


-Uống nhiều nước, siêng vận động.



-Mẹ luôn để ý, theo dõi kỹ càng tình hình sức khỏe của mình và thai nhi. Đi khám thai đúng lịch hẹn.


Để duy trì cân nặng vừa phải lúc mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng 5 cách sau đây:



1/ Siêng đi bộ mỗi ngày


Trước khi có bầu, mỗi ngày em hay dậy sớm từ 5h30 sáng để tham gia lớp aerobic gần nhà. Từ khi biết mình mang thai cu Bi, em ngưng aerobic để chuyển sang đi bộ. Mỗi sáng như vậy, em đi bộ tầm 30 phút. Buổi tối khoảng 7-8 giờ nếu rảnh rang cũng hú chồng dẫn đi bộ thêm 15-20 phút cho lưu thông mau, dễ thở, tối ngủ ngon. Cuối tuần em còn đi bơi để giảm đau lưng, mệt mỏi, xả stress.


2/ Chỉ ăn 1 chén cơm



Em thấy ai cũng khuyên có bầu nên ăn thật nhiều, ăn cho 2 người. Lúc em đi khám thai, bác sĩ dặn là không cần phải cố ăn nhiều như vậy, chỉ cần ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng thực phẩm mới tốt. Trong bữa cơm, mẹ ăn 1 chén cơm thôi (ăn nhiều tinh bột quá không tốt cho sức khỏe), thay vào đó mẹ ưu tiên ăn thịt cá, canh rau bù vào (nấu nhạt chứ đừng nấu mặn quá nhen). Giữa bữa đói bụng thèm ăn thì ăn nhẹ bằng bánh quy, trái cây, hạt ngũ cốc, cháo loãng… Đặc biệt, em uống nhiều sữa tươi không đường (mỗi ngày tầm 1 lít đấy ạ).





3/ Uống nước ép trái cây vừa phải



Uống nước ép trái cây tuy bổ dưỡng nhưng nhiều quá mẹ bầu sẽ bị tăng cân vùn vụt. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên uống tầm 1-2 ly, tránh thêm đường thêm đá, còn lại uống nước lọc ấm pha xíu cốt chanh. Các mẹ đừng chủ quan vì nước ép tốt thật nhưng cũng làm tăng cân khủng khiếp, lúc sinh thường rất khó lại phải đối mặt với nhiều tai biến, bệnh tật do không kiểm soát cân nặng gây ra.



4/ Ăn cháo, khoai lang



Mẹ bầu hay bị đói bụng nên ăn khoai lang vừa có cảm giác no, vừa chống táo bón, giàu vitamin lại hạn chế bớt tinh bột. Bên cạnh đó, cháo cũng là món ngon, chống đói, ngán, tốt cho bé lại không làm tăng cân nhiều. Mẹ có thể ăn đa dạng các loại cháo như: cháo gà, chào nghêu, cháo rau củ…






5/ Ăn uống hợp lý theo từng giai đoạn mang thai



Từ tháng thứ 1-3: Thai nhi phát triển hệ thần kinh và các cơ quan (tim, phổi...). Giai đoạn này mẹ vẫn ăn uống bình thường, bổ sung thêm vitamin tổng hợp (vitamin này sẽ vào con mà không vào mẹ). Bữa ăn ưu tiên đồ bổ giúp phát triển não bộ chứ không nên ăn nhiều chất đường bột.



Từ tháng thứ 3-6: Thai nhi phát triển hệ thần kinh và giác quan. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi như: hải sản, sữa tươi không đường tách béo. Lượng ăn chỉ tăng lên 1 xíu thôi, vẫn hạn chế đường bột, tập trung ăn thịt cá, hoa quả…



Từ tháng thứ 6–9: Thai nhi phát triển da và thịt, lớp mỡ dưới da. Mẹ có thể ăn nhiều tinh bột hơn, uống nhiều sữa để tăng cân cấp tốc giúp bé đẻ ra đạt cân nặng chuẩn, không bị nhăn da. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ uống thêm 1 quả dừa để đảm bảo lượng ối, lọc ối, cung cấp vitamin cho thai.