Thai nhi khi nào có tim thai. Những điều cần biết về chuyển động đầu tiên của bé mà bạn có thể cảm nhận được.


Từ tuần thứ 7-8 thai kỳ, mẹ bầu có thể nghe được tim thai qua thiết bị siêu âm.



Khám phá sự hình thành, phát triển tim thai



Quá trình hình thành


Các mẹ có biết rằng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.



Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.



Quá trình phát triển


Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.



Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 - 160 lần /phút, nhưng khi "bé" cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.



Khi nào có thể nghe được tim thai?


Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ bầu nghe được tim thai của con yêu. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Thời điểm này sẽ các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lần đầu tiên được nghe thấy nhịp sống của con yêu trong cơ thể mình. Vì vậy, bạn đừng quên đưa chồng đi cùng vào phòng khám thai để tận hưởng giây phút hạnh phúc này nhé!



Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.



Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.



Sự phát triển của thai nhi


Tính đến thời điểm này, thai nhi đã có sự phát triển đáng kể. Thời gian đầu của tuần thứ 7, chiều dài từ đầu đến mông của bé ước khoảng 4 – 5mm. Đến cuối tuần thai thứ 7, phôi thai sẽ tăng gấp đôi chiều dài của nó, ngày càng tăng từ khoảng 4 - 5mm đến 11 - 13mm, cân nặng khoảng 0,8 gram. Kích thước của bé bây giờ bằng quả mâm xôi.



Chồi của chân bắt đầu xuất hiện, nó giống như một vây cá nhỏ, ngắn. Chồi của tay dài hơn một chút và đã phân chia thành phần bàn tay và cánh tay. Chân và tay đã hình thành nên các hình bẹt mà sau này các ngón chân, ngón tay sẽ thay thế.



Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tụy, nơi sau này sẽ sản sinh ra các hóc môn insulin cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Sau này, sự phát triển của con bạn sẽ tập trung vào phần bụng. Tim lớn dần lên trong cơ thể bé và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn). Cuống phổi đã xuất hiện bên trong phổi, đây chính là bộ phận dẫn khí vào bên trong phổi. Đầu không cân đối so với phần còn lại của cơ thể, các đốm sậm màu đánh dấu vị trí của mắt và lỗ mũi. Não trước đã chia thành hai phần hình thành bán cầu não của não bộ, nơi có khoảng 100 tế bào thần kinh được tạo ra mỗi phút.





Những thay đổi của cơ thể mẹ


Nhìn bề ngoài, cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi. Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm này bạn sẽ tăng cân một chút. Nhưng, nếu bạn không tăng cân hoặc có thể giảm cân thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường.



Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu.Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.



Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?


Khi thèm ăn vặt, hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho thai phụ như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.



Nếu bạn luôn cảm thấy “mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là hãy dùng vitamin bổ sung đặc biệt, thêm thành phần vitamin B12 và axít folic để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của con bạn, phòng chống các dị tật ở ống thần kinh. Các vitamin bổ sung đặc biệt B6 cũng giúp bạn đỡ nghén hơn.



Bạn nên lựa chọn kỹ một bác sỹ sản khoa và trung thành với người đó trong suốt thai kỳ bởi bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu của mỗi bác sỹ sản khoa mỗi lần thay đổi. Sự trung thành này còn giúp bác sỹ nắm bắt được tình trạng của bạn một cách cụ thể và rõ nét hơn.



Thăm khám bác sỹ


Tuần này, bạn có thể sẽ có kỳ kiểm tra sức khỏe trước sinh đầu tiên với bác sỹ sản khoa, họ sẽ thảo luận về tiền sử bệnh tật và những lần mang thai trước đây, các bệnh rối loạn di truyền hay bắt đầu lập biểu đồ tăng cân của bạn.



Bạn cũng cần phải xét nghiệm máu để xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục, khả năng miễn dịch rubella... và công thức máu đầy đủ để xem có bị thiếu máu hay không. Bạn cũng có thể khám phụ khoa hay siêu âm đầu dò âm đạo, chúng có tác dụng kiểm tra phôi thai và bạn nên yên tâm vì chúng an toàn và không đau. Đây là cơ hội để bạn được giải đáp bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến mang thai thông qua bác sỹ. Vì thế hãy chuẩn bị trước các danh sách và mang nó theo bạn, tránh trường hợp bạn bị phân tâm hay quên mất.





Mua sắm


Ngoài chú ý về chất liệu, kích cỡ, bạn cũng nên cân nhắc về thời điểm thai phát triển nhanh. Ví dụ như mùa hè hay mùa đông để bạn có sự lựa chọn đúng đắn. Nghĩ xa một chút sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều mà cũng chủ động hơn trong nhiều tình huống đấy!



Tập thể dục


Thời điểm này bạn có thể chuyển lớp học thể dục phù hợp nếu cảm thấy quá sức. Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.



Bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn đến các động tác tác động vào vùng mông, lưng và vai. Vì chúng sẽ được tăng cường cho nhu cầu sinh con. Ngoài ra còn giúp chuẩn bị “cơ bắp” cho bạn thích nghi với những hoạt động sau sinh như mang một túi tã lớn, đẩy xe đẩy và mang theo một em bé…



Với chồng


Bạn có thể yêu cầu chồng của mình giữ danh sách các hoạt động hay thăm khám cần thiết và nhờ anh ấy nhắc nhở trong trường hợp bạn quên mất. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào đặt ra cho bác sỹ của bạn trong các lần khám thai, điều này đặc biệt có lợi nếu như chồng bạn đi cùng với bạn trong các lần hẹn để cùng nắm bắt và thực hiện những điều cần lưu ý.



"Chuyện ấy" không hề có hại đối với một thai kỳ khỏe mạnh, thường thì các cặp vợ chồng vẫn có thể duy trì tần suất quan hệ tình dục như trước kia. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi với bác sỹ trong các lần đi khám.



Gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về nhiều trường hợp thai nhi khi siêu âm phát hiện dị tật nhưng khi sinh ra trẻ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, do đẻ non nên trẻ đã tử vong khiến nhiều thai phụ hoang mang.



Trước vấn đề này PV đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Việt Hùng – Trưởng khoa Phụ sản – Bệnh viện Bạch Mai.



PV: Chào TS. Xin ông cho biết, việc siêu âm hiện nay có thể phát hiện được những loại dị tật thai nhi nào?



TS. Nguyễn Việt Hùng: Phụ nữ mang thai ai cũng mong muốn con mình sinh ra phát triển khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một tỉ lệ nhất định thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Các dị tật này xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Các dị tật có thể ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ sau này như tật thừa ngón tay, ngón chân đến mức độ rất nặng mà thai nhi không thể sống được hoặc khi đẻ ra ngoài sẽ chết như thai vô sọ, đa dị tật ở nhiều cơ quan của thai nh ( não, tim, gan, thận…). Các dị tật bẩm sinh của thai nhi được chia ra làm hai loại. Đó là các dị tật hình thể và các dị tật chuyển hóa của thai nhi. Dị tật hình thể của thai nhi bao gồm các khuyết tật của cơ thể thai nhi mà chúng ta có thể nhận biết được.



Chẳng hạn thai nhi có dị tật về hệ thần kinh như não úng thủy, thai vô sọ, tật não trước không phân chia, tật ngập nước hộp sọ, thoát vị não- màng não, thoát vị tủy sống; các dị tật của mặt như khe hở môi, mũi vòi, dị tật của mắt; các dị tật của tim như thông liên thất, thông liên nhĩ, tim có hai hoặc ba buồng tim, dị tật của các mạch máu xuất phát từ tim như tật đổi gốc động mạch, động mạch chủ ngồi ngựa; các dị tật của gan , lách, thoát vị cơ hoành, tắc ruột phân su, dị tật của dạ dày- tá tràng.



Các dị tật của hệ tiết niệu như tật thận đa nang, bất sản thận, thận lạc chỗ, dị tật của bàng quang, niệu quản, u tuyến thượng thận và các dị tật của hệ cơ- xương – khớp như cụt chi, khoèo chân, bàn tay bàn chân thừa ngón, dính ngón tay, ngón chân, hai chân dính vào nhau( tật người cá)… hoặc hai thai dính nhau trong các trường hợp sinh đôi bất thường. Đối với những dị tật hình thể này khi siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra được từ rất sớm. Ngược lại trong các trường hợp các dị tật chuyển hóa mà không có kèm theo các dị tật hình thể thì siêu âm không thể phát hiện được.



PV: Kết quả siêu âm thai chỉ là một trong những căn cứ để quyết định đình chỉ thai nghén. Vậy có nên căn cứ vào kết quả siêu âm để đình chỉ thai nghén?



TS. Nguyễn Việt Hùng: Kết quả siêu âm thai chỉ là một trong những căn cứ để quyết định đình chỉ thai nghén. Thông thường khi siêu âm phát hiện dị tật của thai, phải tiến hành xét nghiệm sinh hóa, di truyền, sau đó thông qua hội đồng chẩn đoán trước sinh. Bác sĩ là người tư vấn cho gia đình về tình hình dị tật của thai, tiến triển của thai nghén và các phương pháp xử trí, điều trị. Quyết định tiếp tục giữ thai hay đình chỉ thai nghén là do bố mẹ và gia đình của thai nhi quyết định.





Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, siêu âm chỉ là một trong những căn cứ để quyết định đình chỉ thai nghén




PV: Trên thực tế, các ca siêu âm phát hiện dị tật hoặc không phát hiện dị tật đều ở các bệnh viện địa phương. Vậy theo ông, xảy ra tình trạng này là do bác sĩ tuyến dưới không đủ trang thiết bị hay do chuyên môn yếu?



TS. Nguyễn Việt Hùng: Để siêu âm và chẩn đoán thai nhi có dị tật hay không, ngoài máy siêu âm có độ phân giải cao và bác sỹ làm siêu âm phải được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm thì còn cần rất nhiều thời gian cho một trường hợp siêu âm chẩn đoán dị tật thai.



Mỗi trường hợp siêu âm này cần khoảng thời gian là 30 phút. Các bác sĩ phải siêu âm thật cẩn thận,tỉ mỉ không nên vội vàng để rồi kết luận thiếu chính xác. Trong các trường hợp khó khăn, kết quả không rõ ràng, bác sĩ nên giới thiệu họ lên tuyến trên. Ở đây nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc hiện đại sẽ chẩn đoán được chính xác hơn.



PV: Vào thời điểm nay, nhiều người cho rằng ý kiến của bác sĩ siêu âm không còn là kênh thông tin đáng tin cậy để họ tham khảo. Ông nghĩ sao về vấn đề này?



TS Nguyễn Việt Hùng: Theo tôi, những người cho rằng siêu âm không còn là kênh thông tin đáng tin cậy để họ tham khảo là hoàn toàn sai lầm. Bởi trước hết, cho đến ngày nay, siêu âm vẫn là phương pháp thăm dò hiện đại, an toàn và nhanh nhất giúp phát hiện và chẩn đoán dị tật thai nhi. Siêu âm còn giúp cho bác sỹ tiến hành các thủ thuật lấy mẫu bệnh phẩm của thai nhi để xét nghiệm di truyền nhằm phát hiện và chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai như thủ thuật chọc hút dịch ối, chọc hút tua rau… Siêu âm còn có vai trò quan trọng dẫn đường trong các thủ thuật điều trị thai nhi. Đặc biệt, siêu âm vừa tiết kiệm chi phí lại vừa tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.



PV: Vậy, những trường hợp nào thai phụ có nguy cơ sinh con mắc dị tật? Ông có lời khuyên nào giúp phòng tránh dị tật thai nhi?



TS Nguyễn Việt Hùng: Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ sinh con mắc dị tật. Tuy nhiên, những trường hợp thai phụ trên 35 tuổi thì nguy cơ cao gấp nhiều lần so với những thai phụ dưới 35 tuổi, đặc biệt là hội chứng ba nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down). Ngoài ra, những phụ nữ sảy thai liên tiếp, thai chết lưu từ 2 lần trở lên, gia đình có người bị dị tật bẩm sinh hoặc sinh con bị dị tật, mắc bệnh truyền nhiễm như giang mai, bệnh tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh (tỉ lệ 20% con bị dị tật bẩm sinh)… cũng có nguy cơ sinh con mắc dị tật.



Thứ nữa là do bố, mẹ có tiếp xúc với hóa chất độc hại, mẹ nhiễm virus (rubella, cytomegalovirus) trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai trong giai đoạn này cũng là nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi.



Muốn hạn chế dị tật thai nhi người phụ nữ nên khám, tư vấn trước hôn nhân để phát hiện bệnh của bản thân và tiền sử gia đình. Hiện nay, tôi thấy nhiều người coi việc khám và tư vấn trước hôn nhân vẫn còn xa lạ và chưa quan tâm. Việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, khám bệnh phụ khoa ở nữ giới và khám cho nam giới là rất cần thiết, kể cả với những bạn trẻ chưa lập gia đình. Trước khi sinh con, các bạn trẻ cần chủ động chuẩn bị kiến thức về sức khoẻ, về an toàn tình dục. Nếu phát hiện có bệnh cần điều trị kịp thời trước khi kết hôn. Có như vậy mới mong có được những đứa con sinh ra khỏe mạnh, không có dị tật.





Muốn hạn chế dị tật thai nhi người phụ nữ nên khám, tư vấn trước hôn nhân để phát hiện bệnh của bản thân và tiền sử gia đình. (Ảnh minh họa)



PV: Phụ nữ mang thai cần tuân thủ những mốc quan trọng nào để phát hiện dị tật?



TS Nguyễn Việt Hùng: Hiện nay phụ nữ mang thai đều ít nhất có một lần đi siêu âm và thậm chí, có những người siêu âm rất nhiều lần trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng siêu âm đúng thời điểm để phát hiện kịp thời dị tật thai. Theo tôi những thời điểm siêu âm để phát hiện dị tật thai gồm mốc 7 tuần, 12 tuần (11 đến 14 tuần), 22 tuần và 32 tuần tuổi thai.



Mốc 7 tuần: siêu âm để phát hiện thai nhi có hay không có tim thai nhằm xác định thai bình thường hay thai chết lưu. Mốc 11-14 tuần là thời điểm thích hợp để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể, phát hiện và chẩn đoán sớm các dị tật nặng của thai như thai vô sọ, dị tật ống thần kinh, dị tật tim, dị tật chi… Ngoài ra, siêu âm còn chẩn đoán được sớm các trường hợp đa thai, thai dính nhau. Trong khoảng thời gian này, thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể của thai.



Mốc 22 tuần: Ở thời điểm này, nếu máy móc tốt, bác sĩ siêu âm kinh nghiệm thì có thể quan sát được gần như tất cả những bất thường về hình thái của thai nhi. Đây là lần siêu âm cực kỳ quan trọng để phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời các dị tật của thai.



Mốc 32 tuần: Được coi là lần siêu âm "chốt" trước sinh đồng thời có thể giúp phát hiện một số bất thường hình thái xảy ra muộn. Ngoài ra, siêu âm giai đoạn này cũng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng của thai nhi, bánh rau, nước ối và tư vấn cho thai phụ chuẩn bị sinh đẻ.



Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.



Sự hình thành và phát triển của tim thai



Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.- Ở tuần thai thứ 5 ( nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.



- Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.



- Đến tuần thứ 7: Tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải.






- Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.



- Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.



- Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.



- Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 - 160 lần /phút, nhưng khi "bé" cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.



Khi nào bạn nghe được nhịp tim thai?



Bước sang tuần thứ 12, bác sĩ sản khoa đã có thể giúp bạn nghe được nhịp tim của thai bằng máy siêu âm. Họ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Đây là thời điểm gây xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.



Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.



Trong suốt thai kỳ, có những thời điểm khám thai quan trọng không nên bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp các bà mẹ tương lai hiểu rõ và chuẩn bị tốt hơn cho các xét nghiệm thai kỳ theo từng giai đoạn:



Lần khám thai đầu tiên: khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Có nhiều người biết có thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi khám. Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải khám thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Bạn sẽ được siêu âm để xác định thai có nằm trong lòng tử cung hay chưa, đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Bạn sẽ được hẹn lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để xác định tim thai.



Đo độ mờ da gáy: ở thời điểm 11 – 13 tuần, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...)



Qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa. Đa số trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu độ mờ da gáy >3mm, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh Down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không. Theo thống kê với độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; độ mờ da gáy ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.



Xét nghiệm sàng lọc Triple test: giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14 – 17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vì là xét nghiệm sàng lọc, nên sẽ có những người có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down. Cũng như vậy, khi có kết quả cao, không có nghĩa là chắc chắn em bé bệnh Down. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ.



Nguy cơ đó được thể hiện dưới dạng “xác suất”, ví dụ 1/100. Cách ghi xác suất này có thể khiến nhiều người bối rối và lo lắng vì không hiểu rõ. Thậm chí có người mất ăn mất ngủ khi đọc thấy kết quả là 1/300. Con số đó có nghĩa là trong 300 người có kết quả xét nghiệm giống bạn thì 1 người có em bé bị Down. Và đừng quên rằng nếu con số 1:300 có nghĩa là bạn có 1/300 (hay 0,3%) nguy cơ sinh một đứa con dị tật, thì nó cũng có nghĩa là bạn có đến 299/300 (hoặc 99,7%) cơ hội sinh một đứa con bình thường.Hiện nay, xác suất > 1/250 được xem là có nguy cơ cao, và thai phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Xét nghiệm này sẽ cho biết chính xác em bé có bị Down hay không. Điều cần nhớ là việc chọc ối đồng nghĩa với việc bạn phải xem xét mình sẽ xử lý như thế nào nếu kết quả chẩn đoán cho biết bạn có một đứa con bị Down hoặc dị tật. Cuối cùng, quyết định là ở bạn. Có một số cha mẹ dù được tham vấn chọc ối nhưng đã quyết định không thực hiện, vì họ cho rằng dù kết quả có thế nào đi nữa họ cũng sẽ đón bé chào đời. Tuy nhiên, xét ở mặt khác, một số cha mẹ sau khi biết con mình sẽ bị Down vẫn quyết định sinh con. Việc biết trước điều đó sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho hoàn cảnh đặc biệt sắp tới.



Xét nghiệm trước sinh NIPT: là xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo công nghệ mới của thế giới, sử dụng mẫu vật xét nghiệm là DNA tự do của thai nhi trong máu thai phụ để làm xét nghiệm. Xét nghiệm này thường được khuyến cáo cho các thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao mang thai con bị dị tật nhiễm sắc thể. Kết quả của các xét nghiệm NIPT được trả dưới dạng kết luận thai nhi có nguy cơ cao (>99/100) hay nguy cơ thấp (99%. Thời gian để thực hiện xét nghiệm NIPT khi thai phụ mang thai đủ 9 tuần tuổi trở lên. Xét nghiệm NIPT không được khuyến cáo cho các thai phụ đang mang song thai hoặc sử dụng trứng hiến tặng.



Siêu âm 4D: ở thời điểm 21 – 24 tuần, siêu âm có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.



Chích ngừa uốn ván: ở lần khám thai lúc 30 – 32 tuần, bạn sẽ được làm xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu và chích ngừa uốn ván. Ngoài ra, siêu âm sẽ giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.



Non-stress test: khoảng 35 – 36 tuần, bạn sẽ được siêu âm màu theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khoẻ của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.



Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời...



Hiện nay do đời sống sung túc và đầy đủ hơn, nhiều sản phụ khi mang thai vì mong muốn được nhìn thấy hình ảnh con nên đã không ngần ngại tốn kém để tìm đến các dịch vụ siêu âm kỹ thuật cao. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều thật sự không cần thiết.



Mặc dù chưa có một số liệu nào thống kê đầy đủ về số lượng và số lần các sản phụ tới các cơ sở siêu âm trong thời kỳ mang thai nhưng qua thực tế cho thấy khi được hỏi hầu hết các sản phụ đều trả lời tháng nào cũng tới các cơ sở siêu âm cho yên tâm, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, họ còn đi nhiều hơn với số lượng 1 tuần/lần. Bên cạnh đó, hầu hết các sơ sở siêu âm có tiếng ở Hà Nội như Giảng Võ, Điện Biên Phủ, Thái Thịnh…đều không lúc nào vắng người, thậm chí cả ngoài giờ hành chính.



Có nhiều thai phụ đã lạm dụng siêu âm.



Có mặt tại một cơ sở siêu âm ở Thái Thịnh- Hà Nội, chúng tôi được chị Phượng ở Quán Thánh cho biết, ngay sau khi nghi ngờ có thai, chị đã tới đây để siêu âm luôn nhưng vì chưa nhìn rõ nên bác sĩ lại hẹn tuần thứ sáu quay lại. Lần quay lại đó, do chưa có tim thai nên chị được hẹn siêu âm lại vào tuần thứ 8 và sau đó là tuần thứ 12. Chỉ trong ba tháng đầu mang thai, chị Phương đã có tới bốn lần siêu âm và cho đến nay, khi ở tháng thứ tám, chị đã siêu âm 9 lần.



Chị Lan Hương (Hai Bà Trưng – Hà Nôi) và cả gia đình vui mừng khi biết chị đã có thai. Vì muốn biết tình trạng thai nhi trong bụng vợ, anh Hoàng, chồng chị đã giục phải đi siêu âm ngay. Tuy nhiên, khi đến cơ sở siêu âm, bác sĩ bảo còn quá nhỏ nên không nhìn thấy gì và yêu cầu 2 tuần nữa tới siêu âm lại. Theo đúng hẹn của bác sĩ, anh chị đến siêu âm lại nhưng cũng mới chỉ nghe được âm vang tim thai mà chưa nhìn thấy được hình ảnh em bé. Vì vậy, theo thường lệ cứ tháng nào anh Hoàng cũng đèo chị tới cơ sở siêu âm.



Các bác sĩ cho biết, siêu âm thai là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Siêu âm cho biết tình trạng túi ối, chiều dài phôi thai (trong 3 tháng đầu), tim thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, đường kính hoặc chu vi của bụng (để tính trọng lượng và tuổi thai nếu sản phụ không nhớ chính xác ngày kinh cuối cùng). Siêu âm còn giúp phát hiện những hiện tượng nghi ngờ bất thường ở thai nhi.



Chính vì vậy, hiện nay có không ít thai phụ vì quá vui mừng khi biết mình có thai và mong sớm được nhìn thấy hình ảnh em bé nên đã đến phòng khám để siêu âm nhiều lần trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, theo các bác sĩ siêu âm nhiều trong thời kỳ mang thai lại là điều không cần thiết. Mặc dù, có những nghiên cứu cho thấy siêu âm không có hại cho em bé và mẹ nhưng cũng có không ít những quan điểm cho rằng siêu âm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ cũng như thai nhi, ví như thính giác của trẻ sẽ kém đi so với bình thường, cường độ sóng âm làm ảnh hưởng tới thai nhi…Và cũng còn vô số những bất lợi khác cho sản phụ khi họ quá “lạm dụng” việc siêu âm như tốn kém thời gian, chi phí đắt đỏ, thậm chí còn có những cơ sở chẩn đoán không được chính xác, không phát hiện được dị tật thai nhi…



Không phải phòng khám siêu âm nào cũng chẩn đoán đúng và phát hiện được dị tật thai nhi


Hiện nay, các cơ sở chuyên về sản khoa hay trung tâm khám bệnh lớn thường có bác sĩ có chuyên môn về siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi. Còn những cơ sở y tế khác, đặc biệt là các tỉnh, rất ít bác sĩ đủ khả năng trong lĩnh vực này. Mặt khác, để siêu âm hình thái thai nhi, thời gian thực hiện ít nhất phải là 10-15 phút để rà soát hết các cơ quan. Trong khi đó, các phòng siêu âm thông thường hiện nay chỉ làm trong 5 - 6 phút, đo các chỉ số cơ bản như cân nặng, tim thai, chiều dài xương đùi, kích thước lưỡng đỉnh, ngày dự sinh...Đó là nguyên nhân khiến khá nhiều trẻ dị tật nặng vẫn được sinh ra, nhất là tại các địa phương mà hệ thống y tế chưa phát triển. Nhiều bà mẹ mặc dù đi khám và siêu âm nhiều lần khi mang thai nhưng đến tận khi con ra đời mới biết trẻ có tật khó sống. Trường hợp hai bé sinh đôi có chung một thân mình, tim, cột sống và cơ quan sinh dục ra đời ở Hải Dương (đã tử vong cuối tháng 5) là một ví dụ.



Theo bác sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, không phải phòng khám nào có máy và bác sĩ siêu âm cũng có thể siêu âm và chẩn đoán tốt dị tật thai nhi. Việc đo khoảng sáng sau gáy hay siêu âm hình thái đều phải được đào tạo chuyên môn riêng. Trong khi đó, các trường y ở Việt Nam hiện chưa có môn này.



Không nên "lạm dụng" siêu âm


Bàn về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa cho biết, mặc dù tác hại lâu dài của siêu âm tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh nhưng không ai dám khẳng định rằng nó hoàn toàn vô hại. “Nhất là đối với những thai dưới 8 tuần tuổi, thời điểm mà các cơ quan đang được sắp xếp, không ai dám chắc chắn loại tia nào đó không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai”, giáo sư nhấn mạnh.



Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được siêu âm có hại hay không có hại. Vì vậy, trong thời gian mang thai các sản phụ không nên quá lạm dụng việc siêu âm mà chỉ nên siêu âm khoảng 3 lần, chia theo 3 giai đoạn của thai kỳ ( từ tuần thứ 10- 13, từ tuần thứ 18 – 20 và cuối cùng trước khi sinh). Ngoại trừ trường hợp có những dấu hiệu bất thường đối với thai nhi mới nên siêu âm và làm xét nghiệm nhiều lần. Đặc biệt đối với siêu âm ba chiều cần nên hạn chế vì loại siêu âm này tốn tiền (gấp 4 lần siêu âm hai chiều), mất nhiều thời gian phải chờ đợi lâu, thai nhi phải nhận luồng siêu âm nhiều hơn, máy siêu âm quá tải, người làm siêu âm quá mệt mỏi, lại lãng phí vì có rất nhiều thông số không sử dụng đến.



Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng kết luận, siêu âm thai là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Trong suốt thai kỳ, nếu không có gì bất thường, người mẹ chỉ cần siêu âm ba lần là đủ để biết bé khỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đã đến ngày sinh nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ thì có thể siêu âm thêm lần thứ tư, thứ năm để đánh giá quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối.