Thấm thoát hơn năm trôi qua, vào thời khắc mẹ đang ngồi cầm bút viết vài dòng này tặng con, ký ức của hơn 10 năm về trước ùa về trong lòng mẹ mà có lẽ suốt đời mẹ không thể quên được.
Khi vừa đặt chân vào đến cửa, bà nội con nhanh chóng đi nạng ra đỡ con từ trên tay mẹ bỗng mặt bà biến sắc, bà vội vỗ vào mông con và con khóc ré lên. Sau đó mẹ mới thấy gương mặt bà dãn ra với nụ cười trên môi khi đón đứa cháu đầu tiên. Lúc đó bà không nói gì với mẹ, chỉ bảo mẹ ăn cơm rồi hai mẹ con cùng nghỉ ngơi nhưng thái độ lẫn gương mặt thay đổi của bà nội con lúc đón cháu cứ làm mẹ băn khoăn mãi. Ăn cơm xong, mẹ liền hỏi bà: “Mẹ ơi, sao lúc về mẹ đón cháu từ tay con, mẹ lại vội vàng đánh vào mông cháu ạ?”. Lúc này bà nội con mới nói: “Mẹ định ít lâu sau mới nói chuyện này với con, nhưng nhân tiện con hỏi mẹ, mẹ trả lời con luôn. Do từ viện về, có thể cơ thể con vẫn còn đau bởi vết khâu tầng sinh môn, cộng thêm với việc lần đầu tiên được làm mẹ, nên con vẫn chưa có kinh nghiệm bế em bé mới sinh, con đã bế Bông hơi gập cổ từ viện về nên về nhà Bông có hiện tượng hơi tím tái. Bằng kinh nghiệm 30 năm mẹ làm tại khoa nhi sơ sinh, mẹ đã từng chứng kiến những trường hợp bế bé sơ sinh với tư thế gập cổ đã gây nên hậu quả đáng tiếc cho bé. Nên người mẹ sau khi sinh hãy luôn cố gắng sắp xếp người nhà có kinh nghiệm chăm sóc bé bế bé từ viện về nhà để các bé sơ sinh được an toàn. Lúc mẹ vỗ vào mông Bông thấy bé khóc ré lên mẹ mới thực sự yên tâm con ạ!Mẹ mong rằng, mẹ vẫn khỏe mạnh đến khi con sinh bé thứ hai, mẹ sẽ là người bế cháu từ viện về”.
Các mẹ, nhất là những mẹ sắp sinh hãy đọc những dòng chia sẻ của mình để tránh xảy ra trường hợp nguy hiểm không ngờ tới như mình của hơn 10 năm về trước nhé!