Trong thời kỳ mang thai, việc kiểm soát lượng đường là rất quan trọng, đối với các mẹ có nguy cơ mắc phải thì thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ dưới đây các mẹ nên tham khảo. 

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ quyết định sự phát triển của thai nhi mà còn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều mẹ gặp phải tình trạng tiểu đường khi mang thai, bởi thế việc cân bằng lại nguồn dinh dưỡng hằng ngày là vô cùng cần thiết. Dưới đây là mẫu thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học nhất cho các mẹ tham khảo. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ được xem là tình trạng rối loạn chuyển hóa lượng đường trong cơ thể. Đây được xem là một loại bệnh trong thai kỳ và được phát hiện vào khoảng thời gian từ tháng thứ 4 và có thể tự khỏi sau khi sinh con khoảng 6 tuần. Tuy là vậy, thế nhưng theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đó cơi thai nhi, tình trạng này cũng có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng tuần hoàn với con. 

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-1

Thông thường, trong mỗi kỳ khám thai, các mẹ sẽ được đo nồng độ đường trong máu để xác định được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Và nếu các chỉ số đường huyết khi đói ≥ 150mg% Đường huyết khi uống 75g đường sau 2h ≥ 140mg% thì các mẹ đã nằm trong nhóm có nguy cơ rồi. Vậy nên việc chuẩn bị cho mình một thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ khi có nguy cơ là điều các mẹ cần nên làm. 

Những đối tượng nào cần phải chuẩn bị thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ?

Theo thống kê, sẽ có khoảng 18% các mẹ bầu gặp phải tiểu đường thai kỳ. Trường hợp này có thể xảy ra với các mẹ mang thai lần đầu và có tiền sử bị đái tháo đường hơn. Không chỉ vậy, một số đối tượng dễ có nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ và cần chuẩn bị cho mình thực đơn cho người tiểu đường khi mang thai như: 

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-2

  • Mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng quá nhiều cân trong thời kỳ mang thai.
  • Phụ nữ có thai từ 25 tuổi trở lên
  • Mẹ đã từng sinh em bé trước nặng hơn 4 ký
  • Người từng gặp phải hội chứng tiền tiểu đường 
  • Gia đình có người thân bị tiểu đường. 

Và để biết chính xác mình có gặp phải trường hợp này hay không, các mẹ nên đến thăm khám định kỳ để xác định được lượng glucozo trong máu. Từ đó sẽ được hướng dẫn theo dõi đường huyết theo chu kỳ nếu có nguy cơ tiểu đường. Song một thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cũng sẽ được lập ra để giảm lượng đường trong máu tốt hơn. 

Thực đơn cho người tiểu đường khi mang thai chuẩn:

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp các mẹ kiểm soát và theo dõi được lượng đường trong máu mà không cần phải dùng thuốc hay đi kiểm tra nhiều lần. Theo đó, các chuyên gia của Hội tiểu đường Hoa kỳ cho biết, thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường thai kỳ chỉ được cung cấp 25% đạm, 25% tinh bột bà 50% còn lại và chất xơ vào các bữa ăn. 

Theo Hội tiểu đường Hoa kỳ, thực đơn cho người tiểu đường nên ở mức vừa đủ, quan trọng hơn, mỗi bữa ăn cần phải cân bằng đủ đạm, chất xơ và ít hơn 30% chất béo. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh các thực phẩm đã chế biến sẵn với chúng chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 bữa ăn được lên thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ chị em có thể cân nhắc một cách phù hợp nhất: 

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-3

Ngày đầu tiên:  

  • Ăn sáng: 2 quả trứng luộc, 1 quả ngô luộc (có thể dùng thêm một góc trái bơ), 1 phần salad rau xanh 
  • Ăn trưa: 1 chén cơm gạo lứt, ức gà nướng, salad rau xanh
  • Ăn tối: Ức gà nước, 1 lát bánh mì đen, 1/2  củ khoai lang nướng.

Ngày thứ 2: 

  • Ăn sáng: 2 quả trứng luộc, 1 hoặc 2 lát bánh mì đen nướng ( có thể ăn cùng bơ lạt) 
  • Ăn trưa: 1 chén cơm gạo lứt, bông cải luộc, cá hồi hướng, canh bí đỏ
  • Ăn tối: 1 chén cơm gạo lứt, tôm luộc hoặc nước, canh bí đỏ, trái cây ít đường.

Ngày thứ 3:

  • Ăn sáng:  Trứng ốp la (chiên bằng dầu oliu), 1 chén trái cây 
  • Ăn trưa: 1 chén cơm trắng, canh rau nấu tôm, thịt nạc luộc chấm tương
  • Ăn tối: 1 chén yến mạch, cá hồi áp chảo, canh rau nấu tôm, trái cây ít đường.

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-4

Ngày thứ 4: 

  • Ăn sáng: 1 chén cháo yến mạch, 1 năm hạt (hạt điều, hạt dẻ cười, hướng dương,....), trái cây yêu thích (cam, bưởi, thanh long,dâu...)
  • Ăn trưa: 1 chén đậu hấp, 1 ly sữa hạnh nhân, cá hồi nướng
  • Ăn tối: Cháo yến mạch tôm, 1/2  trái ngô lược, salad rau. 

Ngày thứ 5: 

  • Ăn sáng: Hỗn hợp sinh tố với dâu tây, chuối và sữa hạnh nhân, cho thêm 1 muỗng hạt điều và bơ đậu phộng là xong. 
  • Ăn trưa:  Bún gạo lứt nấu bò, bán mì ngũ cốc, trái cây ít đường
  • Ăn tối: Bún gạo lứt nấu ức gà, 1/2  củ khoai lang, salad tôm. 

Những thực phẩm không nên có trong thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ 

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chị em nên loại những món dưới đây ra khỏi thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ: 

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-6

  • Thực phẩm gây tăng đường huyết: bánh kẹo, kem, chè, trái cây ngọt,...
  • Giảm ăn mặn và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối để phòng ngừa cao huyết áp như: thịt nguội, thức ăn đóng hộp, mì gói, cháo gói, bim bim,...
  • Các loại thực phần nhiều chất béo: thức ăn chiên xào, nội tạng động vật,...
  • Cấm tuyệt đối việc tiêu thụ các loại nước uống đóng chai như: nước ép trái cây pha sẵn, nước ngọt, chè, cà phê,...

Lời khuyên dành cho các mẹ bị tiểu đường thai kỳ:

Ngoài  việc tuân thủ thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ một cách lành mạnh, hợp lý để giữ lượng đường huyết ổn định, các mẹ cũng cần phải kết hợp cùng vận động đều đặn hoặc tập các bài yoga cho bà bầu mỗi ngày. Đặc biệt tuyệt đối không được bỏ bữa và nên duy trì cách 2 - 3 giờ cho một bữa ăn/ ăn nhẹ trong thực đơn cho người tiểu đường. Các loại thực phẩm chức năng bên ngoài như vitamin, sắt, canxi cũng nên bổ sung theo từng thời kỳ và thường xuyên theo dõi để đảm bảo lượng đường huyết lúc nào cũng ở trọng thái nhất định.