Đo bề cao tử cung cách này mẹ tính chuẩn tuổi thai, ngày sinh và nắm được tình trạng sức khỏe thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, kích thước của tử cung sẽ dần dần phát triển theo kích thước của thai nhi và làm thay đổi kích thước của vòng bụng. Trong thai sản, vòng bụng của mẹ chính là chỉ số quan trọng để đánh giá tuổi thai bên cạnh việc xác định ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy liệu các mẹ có thể tự đo vòng bụng tại nhà hay chỉ có bác sĩ chuyên môn mới có thể làm được điều đó???
Thực ra chuyện đo vòng bụng không có gì khó các mẹ nhé! Tất nhiên kiến thức chuyên môn các mẹ không thể sánh với bác sĩ Sản khoa nhưng những cái cơ bản nhất đủ để tiết lộ cho mẹ biết về thai nhi rồi đó!
Tỷ lệ vòng bụng theo từng tuần thai kỳ
Trước tiên để đo tỷ lệ vòng bụng, mẹ phải xác định được vị trí của xương mu và xương thượng vị. Xác định được 2 vị trí này, mẹ bắt đầu chia bụng làm hai phần:
Phần 1 - Khoảng cách từ giữa rốn đến bên bờ trên xương mu: Phần này chia thành 3 phần bằng nhau.
Phần 2 – Khoảng cách từ giữa rốn và xương thượng vị: Phần này chia thành 4 phần bằng nhau.
Sau đó chia tỷ lệ như sau:
Thai 12 tuần tuổi tương đương khoảng 1/3 phía trên xương mu
Thai 16 tuần tuổi tương đương khoảng 2/3 phía trên xương mu
Thai 20 tuần tuổi tương đương điểm rốn
Thai 24 tuần tuổi cao hơn rốn một chút
Thai 28 tuần tuổi bằng 1/4 ở đỉnh bụng, phía trên rốn
Thai 32 tuần tuổi bằng 2/4 ở đỉnh bụng, phía trên rốn
Thai 36 tuần tuổi bằng 3/4 ở đỉnh bụng, phía trên rốn.
Nếu mẹ thấy rắc rối có thể hiểu đơn giản thế này:
Chiều cao tử cung là độ dài tính từ bên bờ trên khớp mu đến đáy tử cung. Vòng bụng đó ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn. Nhìn vào đó, có thể ước tính trọng lượng thai và tuổi thai nhờ chiều cao tử cụng và vòng bụng. Bác sĩ cần xác định 2 mốc giải phẫu là bờ trên khớp vệ và đáy tử cung (tức ranh giới phần rắn của thai với phần mềm của ruột (tử cung lớn lên về phía rốn)).
Vào tháng thứ 1: thai nhi nấp sau xương vệ
Vào tháng thứ 2: nhô cao bằng ¼ đường rốn – xương vệ (khoảng 4cm)
Vào tháng thứ 3: tử cung cao bằng ½ đường rốn – xương vệ (khoảng 8cm)
Vào tháng thứ 4: tử cung cao bằng ¾ đường rốn – xương vệ
Vào tháng thứ 5: tử cung ngang rốn
Vào tháng thứ 6: tử cung cao khoảng 20cm
Vào tháng thứ 7: tử cung ngang bằng ½ đường rốn – ức (khoảng 28cm)
Vào tháng thứ 9: tử cung cao khoảng 32cm.
Làm thế nào để đo chiều cao của đỉnh tử cung bằng thước dây?
Đo chiều dài tử cung bằng cách đo độ dài từ bên bờ trên khớp mu đến đáy của tử cung. Sau đó căn cứ vào chiều cao của tử cung để đưa ra tính toán và xác định tuổi thai nhi. Trong giai đoạn thai từ 18-30 tuần sẽ được đo bằng đơn vị cm. Nếu đo được chiều dài tử cung xong, sau đó, mẹ theo cách tính: Lấy chiều cao của tử cung (đơn vị tính cm) chia cho 4 rồi cộng với 1 sẽ có kết quả tháng của thai nhi.
Ví dụ: Chiều cao tử cung 8 cm ta có: 8/4 + 1 = 3. Như vậy, thai nhi được 3 tháng tuổi.
Việc đo kích thước của tử cung, ngoài việc tính tuổi thai ra cũng có thể biết rõ sức khỏe của thai. Nó có thể chỉ cho mẹ biết thai nhi trong bụng có phát triển chậm hơn hay vượt hơn so với tuổi hay không.
Ví dụ: Nếu kết quả phát triển thai nhi cho phép dự đoán thai đã phát triển đến tuần thứ 17. Nhưng căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối, thì thai nhi phải phát triển đến tuần thứ 19 mới đúng. Điều đó chứng minh thai nhi của bạn phát triển chậm hơn so với tuổi thai. Mẹ biết điều này phải mau chóng điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.