Ở hầu hết các thai phụ thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể sản xuất ra nhiều loại hoormon mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, những sự thay đổi về tâm lý và thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tâm thần và cảm xúc đối với chị em.


Mang thai là khoảng thời gian vui mừng, hạnh phúc và cũng bận rộn nhất để chuẩn bị chào đón thêm thành viên mới trong gia đình. Sau tất cả, cảm giác mệt mỏi khi mang thai lại xuất hiện và trên thực tế triệu chứng này không phải là hiếm gặp. Cùng với ốm nghén, mệt mỏi là những tác dụng phụ đầu tiên trong thời kỳ thai nghén. Bạn sẽ không thể thoát khỏi hẳn chứng bệnh này nhưng có một số cách có thể giúp bạn giảm mệt mỏi sau đây:


Thai phụ nên ăn các loại rau xanh có lá xanh đậm, quả hạch và các loại hạt...


Ngủ đủ và đúng giờ:


Biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bạn sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các bà bầu sẽ chìm vào giấc ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Do ngủ quá nhiều càng khiến bà bầu mệt mỏi. Cách khắc phục ở đây là bạn đừng nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống. Nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.


Ăn uống đủ chất:


Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt. Nếu không ăn được nhiều, thai phụ có thể chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu.


Hãy thường xuyên uống nước cam quýt khi ăn các loại thực phẩm chứa sắt, nhằm giúp cơ thể hấp thu chất sắt được tốt hơn. Trong trường hợp cần bổ sung thêm vitamin và chất sắt trước khi sinh, thai phụ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.


Uống đủ nước:


Người mang thai nên uống đủ nước vào các thời điểm sớm trong ngày. Đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhằm giúp bạn không phải trở dậy để đi tiểu về đêm.


Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.


Nên đi khám nếu tâm trạng mệt mỏi kéo dài.


Tránh những đồ uống chứa chất gây nghiện:


Phụ nữ mang thai cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hoặc những thứ uống có chứa chất gây nghiện khác nếu không muốn mệt mỏi. Cà phê ban đầu có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng nếu uống trong thời gian dài, nó sẽ làm bạn mệt mỏi hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn sử dụng trên 300mg chất cafein mỗi ngày có thể gây hại cho thai nhi.


Luyện tập vừa sức:


Ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên bạn không nên luyện tập, phụ nữ mang thai cần cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả các bài tập có mức độ vừa phải như đi bộ, cũng có thể giúp tạo tinh thần sảng khoái và gia tăng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp luyện tập thích hợp.


Nhờ sự trợ giúp:


Nếu có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn quán xuyến công việc nhà. Trong trường hợp phụ nữ mang thai cảm thấy quá căng thẳng, hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân, những người có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, như tham gia nhóm các bà bầu hoặc vài cách khác…


Thư giãn và đừng tạo thêm áp lực:


Nên loại bỏ bất cứ áp lực nào từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng làm bạn khá stress rồi. Trong thời gian mang thai và đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối không phải thời điểm thích hợp để bạn tham gia những công việc quá sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn tốt nhất. Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn vượt quagiai đoạn này.


Lưu ý: Hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra trong trường hợp thai phụ cảm thấy có những triệu chứng: Mệt lả bất ngờ, tâm trạng mệt mỏi không hết sau khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi dữ dội kéo dài trong vài tuần, tâm lý phiền muộn hoặc lo lắng thái quá.