Nhận biết dấu hiệu mang thai 1 tháng càng sớm thì càng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và em bé.
Tùy thể trạng của từng phụ nữ mà dấu hiệu cấn bầu có thể khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai 1 tháng phổ biến. Các mẹ có thể đối chiếu để xem mình đã có em bé hay chưa.
Nhận biết dấu hiệu mang thai 1 tháng sớm nhất
Một số mẹ bầu sẽ gặp nhiều dấu hiệu mang thai 1 tháng, nhưng một số mẹ thì chưa cảm nhận được gì
Một số mẹ bầu sẽ gặp nhiều dấu hiệu mang thai 1 tháng, nhưng một số mẹ thì chưa cảm nhận được gì. Cùng xem xem các mẹ có đủ những tín hiệu báo tin vui dưới đây không nhé.
1. Chậm đến kỳ đèn đỏ
Chậm ngày chính là dấu hiệu mang thai 1 tháng rõ ràng nhất, với điều kiện mẹ phải có một chu kỳ đều đặn. Đôi khi sẽ có những vấn đề gây chậm kinh, tắt kinh, lúc này cần kiểm tra thêm que thử thai, siêu âm, test hCG để chắc chắn.
2. Tâm trạng thay đổi thất thường
Lượng hormone khi mang thai sẽ tăng đột ngột, khiến cảm xúc bị ảnh hưởng, xúc động, vui buồn thất thường. Tâm trạng có thể vô cùng hỗn tạp, từ lo lắng đến choáng ngợp, ngây ngất khi lên chức mẹ.
Để xoa dịu tâm trạng bất thường khi mới mang thai, nên nói chuyện với người thân, bạn bè và chồng nhiều hơn. Hoặc nếu trường hợp quá nghiêm trọng nên đi khám bác sĩ, đừng để bản thân trầm cảm mà ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Đầy hơi
Sự gia tăng hormone thai kỳ có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, gần giống với sự khó chịu trước khi đến kỳ. Mẹ có thể ăn nhiều chất xơ, vận động nhẹ nhàng để giải quyết những triệu chứng này.
4. Chuột rút
Một số bà bầu có thể bị chuột rút nhẹ ở tử cung từ tháng đầu thai kỳ. Những cảm giác này đôi khi có thể giống như đau bụng kinh, vì vậy dễ bị nhầm lẫn.
5. Máu báo thai
Một trong những dấu hiệu mang thai 1 tháng là máu báo thai. Hiện này xảy ra do trứng thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung.
6. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu mang thai 1 tháng
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên. Điều này có nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng chất lỏng dư thừa, sau đó sẽ dồn vào bàng quang.
Trong khi một số triệu chứng thai kỳ thuyên giảm theo thời gian thì đi tiểu lại kéo dài cho đến khi sinh. Dù đi vệ sinh nhiều khiến mẹ mệt mỏi nhưng hãy cố gắng uống đủ nước để đảm bảo đủ ối cho thai nhi.
7. Đau ngực
Ngực sẽ nhạy cảm hơn khi mang thai, mẹ có thể cảm thấy căng tức và đau. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài tuần, khi cơ thể đã quen với sự thay đổi nội tiết tố.
8. Mệt mỏi
Hormone progesterone có thể là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi hơn bình thường. Khi sang đến tam cá nguyệt thứ hai, tình trạng này sẽ giảm và mẹ bầu sẽ có lại năng lượng tràn đầy.
9. Buồn nôn
Đây là triệu chứng ốm nghén thường gặp, thường xuất hiện sau tháng đầu tiên, một số ít mẹ bầu may mắn sẽ không ốm nghén. Lời khuyên cho các mẹ bị nôn, buồn nôn khi mang thai là hãy uống đủ nước, bổ sung vitamin. Nếu khó chịu có thể ngậm ít gừng để cảm thấy đỡ hơn.
10. Nhạy cảm với mùi thức ăn
Mẹ bầu có thể thấy khó chịu với một số mùi thực phẩm mà trước đó vẫn thấy bình thường. Triệu chứng mang thai 1 tháng này thường đi kèm với ốm nghén, buồn nôn. Thời gian này mẹ nên tránh những mùi khiến mẹ khó chịu để đảm bảo sức khỏe.
Những điều cần lưu ý khi có dấu hiệu mang thai 1 tháng
Sau khi phát hiện đang có những dấu hiệu mang thai 1 tháng, mẹ bầu nên đi khám thai cho thêm phần chắc chắn
Như đã nói, mang thai tháng đầu tiên, trứng chưa bám chắc vào tử cung nên không ổn định. Mẹ cần chú ý một điều để bảo vệ an toàn cả mẹ lẫn con.
1. Đi siêu âm xem chắc chắn có thai chưa
Ngay sau khi phát hiện bản thân đang có những dấu hiệu mang thai 1 tháng, ngoài việc thử que thì mẹ bầu nên đi siêu âm cho thêm phần chắc chắn. Đặc biệt khi có thai ngay lúc đang mắc các bệnh nền như cúm, phụ khoa, ung thư cổ tử cung thì nên đi khám sớm nhất có thể.
2. Đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Do thời gian đầu mang thai sẽ dễ xảy ra các sự cố cho nên mẹ bầu cần chú ý kỹ cơ thể. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay để kịp xử lý. Những dấu hiệu bất thường gồm xuất huyết, ốm nghén nghiêm trọng, rối loạn thị giác (triệu chứng liên quan đến huyết áp tăng cao).
Bên cạnh đó còn có triệu chứng bị sốt, đau bụng dữ dội hoặc co thắt, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm men.
3. Chú ý ăn uống
Khi mang thai tháng đầu, thai nhi sẽ hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng, ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con phát triển. Một số nhóm dưỡng chất cần thiết gồm axit folic, protein, sắt, canxi.
4. Nhớ kỹ những điều không được làm
Ngay khi biết mình có thai, mẹ cần dừng ngay những việc có thể gây tổn hại đến con như sơn móng tay, móng chân, xách đồ nặng, làm việc liên tục trong nhiều giờ. Tránh xa một số chất không tốt, chứa cồn, tránh gần gũi chồng quá nhiều. Đặc biệt phải giữ tinh thần thoải mái, đừng để liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng.
Mang thai tháng đầu tiên, phôi thai vẫn chưa hoàn toàn bám chắc được vào tử cung nên rất dễ xảy ra nguy hiểm. Do đó, mẹ cần nhận biết dấu hiệu mang thai 1 tháng sớm nhất để bản thân cẩn thận hơn, giữ an toàn cho con yêu.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.healthline.com/health/pregnancy/1-month-pregnant-belly
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/1-month-pregnant
Xem thêm bài viết liên quan:
5 biến chứng liên quan đến nhau thai cần hết sức lưu ý
19 dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên sau khi vợ chồng gần gũi
Khám thai ở đâu tốt: 25 địa chỉ các bác sĩ giỏi ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng