- Con ơi, con ở đó sao không chịu đạp cho mẹ mừng?


- Bao giờ con mới chịu đạp đây, tim mẹ sắp ngưng đập rồi này!


- Hic, con đừng dọa vậy, mẹ sợ chết đi được ấy, đạp đi con, mạnh vào, mạnh cỡ nào mẹ cũng chịu được hết!!!


Em cứ vừa tim đập chân run vừa nói rõ to để hối thúc con như thế. Đã hơn nửa ngày trôi qua, đếm nhịp đập của con mà chẳng thấy đâu, em lo đến nỗi không thở được. Từng chuyển động của con ở tuần 22 đã làm mẹ vui sướng đến nỗi bắt bốnó cứ áp tai vào đó tường thuật trực tiếp mãi. Vậy mà giờ, thai 32 tuần con lại chẳng ư hử, động đậy thì mẹ biết phải làm sao đây?


Em hồi hộp đợi ở nhà chờ chồng về đưa đi vì hôm qua vừa mới ngã xe, sợ!!! Lúc đó em rối quá chẳng nghĩ được gì chỉ biết lôi giấy tờ siêu âm thai ra tra số điện thoại của bác sĩ. Cũng may nhờ nhanh trí vậy mà được gặp được bác.


Bác bảo em lấy 1 cốc nước lọc uống từng ngụm đều đặn để nước mát đi từ cổ xuống. Bé trong bụng thấy mát lạnh sẽ cử động, co cựa để đi tìm chỗ ấm hơn. Hoặc nếu muốn kích thích thêm nữa thì sau khi uống nước, nằm xuống, lấy túi lạnh chườm lên bụng, đừng để nước quá lạnh là được.


Em cứ vậy mà làm theo lời bác. Đợi một lúc không thấy con đạp nữa em bắt đầu lo xoắn lên. Đúng lúc chồng về, vừa ra mở cửa định mắng vốn thì con đá cho một cú làm động cả bụng. Mừng quá em chẳng biết gì luôn, cứ vậy mà cười khanh khách làm chồng em chẳng hiểu mô tê gì, còn bảo hâm.


Sau lần đó em hỏi thêm mới biết hóa ra những lúc con trong bụng không đạp thì có cách để trị hết các mẹ ạ. Thông thường những chuyển động đầu tiên của bé bắt đầu từ tuần 18-20 thai kỳ và nếu trong suốt thời gian sau đó, bất cứ khi nào mẹ muốn cảm nhận được những chuyển động này, hãy thử 5 cách dưới đây trước khi đến phòng khám sản khoa nhé:


Uống một ly nước mát



Như em vừa nói, nếu thấy bé trong bụng không đạp hay đạp yếu, mẹ thử uống một ly nước mát để nước đi từ cổ họng xuống đến bụng sẽ đánh thức bé. Nhiệt độ của nước mát có thể làm bé cựa quậy để tìm sự ấm áp. Nếu muốn tăng tính kích thích hơn, mẹ đặt một túi nước mát chườm lên bụng bầu và sau đó đợi xem điều kỳ diệu sẽ xảy ra nhé! Thai nhi chắc chắn sẽ cho mẹ thấy sức mạnh tung chưởng liền ngay! Nhưng mẹ đừng quá ham công dụng của cách làm này mà dùng túi chườm quá lạnh nhé, bé giật mình và mất bình tĩnh đấy!


Nước mía



Nước mía có tác dụng rất tốt đối với nước ối trong tử cung của mẹ. Nhưng thêm vào đó nó sẽ kích thích đột ngột lượng đường trong máu của mẹ bầu và làm thai nhi thức tỉnh. Do đó, khi thấy thai máy ít, mẹ hãy thử uống 1 cốc nhỏ nước mía thật chậm rãi. Nước mía được ướp lạnh thì càng tốt. Cách này sẽ kích thích thai nhi trong bụng mẹ cọ cựa và đáp lại những mong mỏi của mẹ về một chuyển động, là dấu hiệu của sự sống.


Uống nước ép trái cây



Nước trái cây mát lạnh mát cũng có tác dụng tương tự như nước lọc và nước mía. Một số loại trái cây cũng như mía, cung cấp một lượng đường tự nhiên và kích thích lượng đường trong máu của mẹ tức thì. Mẹ có thể dùng nước sữa chua hay sữa trái cây để thay thế nước trái cây nhưng đừng dùng loại nước đóng hộp nhé. Trong đó toàn là chất ngọt nhân tạo vừa không có lợi cho sức khỏe của mẹ vừa không có ích cho thai nhi.


Dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng



Với cách này em phải lưu ý các mẹ ngay rằng không được dùng cả bàn tay và chỉ làm nhè nhẹ thôi nghen! Chỉ ấn ngón tay thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho bé. Đây là kỹ thuật áp dụng trong siêu âm và khám thai, bác sĩ cũng thường ấn ngón tay lên bụng mẹ để thăm khám sức khỏe của bé đấy! Sau một lúc cảm nhận được sự tiếp xúc, bé sẽ đáp lại với những đầu ngón lò dò của mẹ và sẽ chuyển động để mẹ an tâm ngay thôi!


Khi nằm nghiêng bên trái



Đây là tư thế nằm lý tưởng cho bà bầu vì mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường ở tư thế này. Điều này được giải thích như sau, ở tư thế nghiêng bê trái, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi cũng được tăng cường. Do đó, bé sẽ phải cử động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này. Hơn nữa, theo các nghiên cứu chỉ ra thì nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất cho thai nhi nhằm tránh chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng phù tay, chân cho mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy nằm nghiêng sang một bên suốt rất khó chịu thì có thể đổi bên sao cho thoải mái nhất nhé. Có thể nghiêng các phía nhưng ưu tiên cho bé ở bên trái nếu muốn kiểm tra khả năng quẫy đạp của bé.


Hát cho bé nghe



Lời ru của mẹ hay giọng nói quen thuộc của bố có sức mạnh kích hoạt phản ứng của thai nhi một cách nhạy nhất. Khi thấy thai ít máy, không đạp mẹ thử chọn một nơi yên tĩnh, ngồi thư thả và hát cho bé nghe. Nếu có bố, khuyến khích bố trò chuyện với con hoặc có thể kết hợp với cách đặt tay lên bụng bầu của mẹ. Miễn là âm thanh từ giọng hát và tiếng nói của bố mẹ không quá lớn, phải trực tiếp áp vào tai bụng để tránh làm tổn thương đến thính giác của bé nhé!


Chiếu đèn pin vào bụng bé



Từ sau tuần 28, thai nhi đã rất nhạy với những ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Khi mẹ chiếu đèn pin vào bụng ở khoảng cách an toàn, thai nhi sẽ lập tức hướng về phía ánh sáng và cử động. Tuy nhiên vì nhiều bố mẹ không biết nên chiếu theo khoảng cách nào là tốt và chiếu với cường độ ánh sáng ra sao nên mẹ phải cẩn thận kẻo làm hỏng thị giác của bé nha!


Sau cùng, nếu đã áp dụng những cách này rồi mà không nhận thấy sự phản ứng của em bé, mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe của con. Để càng lâu nguy cơ thai chết lưu sẽ càng cao.



Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:


<>Top 5 thực phẩm chứa thuốc nhuộm màu gây rối loạn hành vi và tăng gấp đôi nguy cơ ung thư ở thai nhi lẫn trẻ nhỏ


<>9 cách giúp nước ối mẹ dồi dào, sạch trong nhanh chóng, thai nhi tha hồ bơi lội, vùng vẫy, vui sướng trong bụng


<>Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ mà không ăn quả mướp đúng thời điểm này khác gì đổ đi "vàng mười"


Xem thêm clip: