Chọc ối là thủ thuật xâm lấn lấy dịch ối để phân tích ADN, chọc ối phát hiện hơn 99% các bất thường về dị tật nhiễm sắc thể cũng như một số bệnh lý khác trước khi sinh. Tuy nhiên, chọc ối cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nặng nề nhất là có thể dẫn đến sảy thai với nguy cơ 1/100. Được chỉ định chọc ối, các mẹ cần trang bị kỹ về mặt kiến thức và tâm lý trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này!


1. Chọc ối là gì? Chọc ối là thủ thuật xâm lấn được thực hiện từ khoảng tuần 15-20 của thai kì. Quá trình chọc ối diễn ra trong khoảng 30 phút. Dưới sự hỗ trợ của siêu âm để thao tác được dễ dàng tránh làm tổn thương đến thai nhi, bác sĩ sẽ dùng 1 kim mỏng, dài, rỗng xuyên qua thành bụng và tử cung hút lấy 14g nước ối. Trong quá trình thực hiện, thai phụ có thể cảm thấy đau rút, nhói… với mức độ tùy thuộc vào từng người và giai đoạn phát triển của của thai kỳ. Sau đó, dịch ối được chuyển sang cho bộ phận phân tích di truyền.



Hình 1: Thủ thuật chọc ối


Các phương pháp phân tích di truyền sử dụng dịch ối sau đó có thể giúp đánh giá bộ nhiễm sắc thể của thai nhi để đánh giá nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn di truyền khác nhau, điển hình là Hội chứng Down. Độ chính xác của xét nghiệm này khoảng 99,4 %.


2. Các trường hợp được chỉ định thực hiện chọc ối. Mặc dù chọc ối là một thủ thuật có ý nghĩa trong chẩn đoán trước sinh nhưng không phải tất cả các trường hợp mang thai đều được chỉ định thực hiện chọc ối. Tại Việt Nam, chỉ định chọc ối được áp dụng khi mẹ bầu thuộc một trong số các trường hợp sau:


------Siêu âm bất thường: Hình ảnh siêu âm, các chỉ số siêu âm cho thấy em bé có bất thường.


-------Xét nghiệm Double Test, xét nghiệm Triple Test có kết quả nguy cơ cao.


-------Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi.


-------Có tiền sử sinh con mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử thai sản bất thường.


-------Có người trong gia đình nội ngoại mắc bệnh di truyền.


-------Có nhóm máu hiếm RH-.


3. Rủi ro có thể gặp khi chọc ối. Hiện nay thủ thuật chọc ối đã được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Kỹ thuật chọc ối cũng được áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này, thai phụ nên cân nhắc kỹ về các rủi ro sau chọc ối có thể mang lại cho mẹ và em bé.


----------Chuột rút và chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối: Sau khi thực hiện chọc ối, một số người sẽ cảm thấy nhói hoặc tức nhẹ ở vùng chọc ối kèm theo hiện tượng chuột rút và chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối. Khi thấy hiện tượng này, gia đình cần theo dõi chặt chẽ và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.


----------Truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang con: Vì chọc ối là thủ thuật xâm lấn với thao tác chọc kim qua thành bụng, tử cung của người mẹ lấy dịch ối xung quanh thai nhi nên có thể dẫn tới truyền nhiễm một số bệnh từ mẹ sang con: viêm gan C, HIV…


-----------Nhiễm trùng tử cung: Chọc ối nếu không được thực hiện nghiêm ngặt có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung.


Nhạy cảm Rh dẫn đến các biến chứng: Trong trường hợp mẹ có Rh- và thai Rh+ khi thực hiện chọc ối có thể làm một số hồng cầu thai nhi len lỏi vào hệ tuần hoàn của người mẹ. Khi đó, hệ miễn dịch của mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của bé như một phản ứng miễn dịch. Nếu may mắn, trong lần mang thai đầu em bé có thể sinh ra một cách an toàn nhưng trong lần mang thai tiếp theo, bé có thể sinh ra với hiện tượng thiếu máu, vàng da và tỷ lệ sảy thai là rất lớn.


-----------Chấn thương do kim: Trong quá trình thực hiện thao tác chọc ối, em bé có thể di chuyển vào đường đi của kim. Khi đó đầu kim có thể gây ra những tổn thương trên thai nhi tùy vào vị trí tiếp xúc gây ra dị tật không đáng có.


Sảy thai: Hiện nay tay nghề của các y bác sĩ đã được nâng cao kỹ thuật chọc ối. Tuy nhiên, việc chọc ối cũng dẫn tới tỷ lệ sảy thai nhất định khoảng 1% ( tức là trong số 100 ca chọc ối sẽ có thể có 1 ca sảy thai do chọc ối)


Thực tế khảo sát cho thấy cứ 100 thai phụ có kết quả nguy cơ cao Double test, Tripble test được chỉ định chọc ối thì chỉ có 5 thai phụ có kết quả xét nghiệm chẩn đoán sau chọc ối là em bé thực sự mắc dị tật. Như vậy 95 thai phụ còn lại phải chọc ối oan, chịu những rủi ro mà chọc ối mang lại trong khi em bé hoàn toàn bình thường. Một con số giật mình khác là trong số 100 bà mẹ này chọc ối, tỷ lệ sảy thai do chọc ối là 1%. Như vậy, có thể em bé hoàn toàn bình thường mà lại bị sảy do các biến chứng sau chọc ối! Các mẹ đã biết đến những con số này trước khi lựa chọn chọc ối chưa?


Để tránh tối đa việc trở thành một trong số 95 thai phụ có kết quả Double Test, Tripble Test nguy cơ cao phải chọc ối, chịu rủi ro “oan”, sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Panorama được coi như một cứu cánh! Xét nghiệm Panorama đã trở thành sự lựa chọn của nhiều mẹ bầu với độ chính xác >99% vượt xa Double Tets, Tripble Test và gần bằng chọc ối, Panorama chỉ sử dụng máu tĩnh mạch của mẹ nên tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé, Panorama cũng làm được sớm ngay từ tuần thai thứ 9. Chỉ trong trường hợp kết quả Panorama Test là “nguy cơ cao” các chuyên gia mới khuyến cáo thực hiện chọc ối, còn nếu kết quả là “nguy cơ thấp” bạn có yên tâm đến >99% và hân hoan chào đón một em bé khỏe mạnh chào đời!


Thay lời kết: Chọc ối vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chính xác dị tật thai nhi tuy nhiên việc chỉ định chọc ối “tràn lan” có thể khiến cho nhiều mẹ phải chọc ối và chịu các rủi ro mà chọc ối mang lại một cách không thực sự cần thiết. Để dễ dàng cân nhắc hơn lựa chọn này, thực hiện xét nghiệm Panorama từ tuần thai thứ 9 đến trước khi chọc ối được xem là giải pháp thông minh và ưu việt nhất. Trước khi chọc ối, hãy sáng suốt tham khảo thông tin và quyết định phương án an toàn nhất cho bạn và bé yêu!