Nếu mới trải qua ca sinh mổ, bạn cần phải hiểu làm cách nào để chăm sóc vết thương sinh mổ để nhanh lành nhất. Rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý 7 lưu ý dưới đây:




Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh theo phương pháp mổ lấy thai gia tăng đáng kể. Rất nhiều mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để trải qua quá trình “vượt cạn” vì sinh mổ giúp các mẹ bầu vượt qua cơn đau đẻ dễ dàng hơn, sinh mổ an toàn hơn do tỉ lệ tử vong thấp và mẹ có thể chủ động hơn trong việc chọn thời điểm con chào đời theo ý muốn.



Tuy không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 5-6 ngày sau có thể xuất viện và 4-5 ngày là có thể cắt chỉ nhưng chị em vẫn cần tham khảo những kiến thức cần thiết về việc chăm sóc vết thương sinh mổ để tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng hoặc đau nhức về sau. Do đó việc chăm sóc sau sinh đặc biệt là chăm sóc vết mổ ngày đầu như thế nào cho đúng cách lại rất quan trọng. Bởi thời gian để hồi phục vết mổ vốn đã lâu và khó khăn hơn so với bình thường.





Nếu phải sinh mổ, mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:



1. Có thể dùng túi nước đá để chườm vùng đáy chậu bị sưng sẽ giúp giảm sưng tấy. Bên cạnh đó, chườm ấm cũng là cách cực tốt để áp dụng cho vết rạch bụng. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến chỗ rạch, giúp vết rạch nhanh lành hơn. Nếu không có túi chườm, bạn có thể sử dụng khăn ấm để thay thế cũng mang đến tác dụng tương tự.



2. Nên nỗ lực đi bộ nhẹ nhàng vì việc này giúp bạn phục hồi nhanh hơn, nhưng chỉ nên tập đi sau 12-18 giờ sau sinh. Đi bộ cũng giúp giảm táo bón, ngăn ngừa cục máu đông và tăng quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Bạn nên cố gắng ngồi dậy (dù thấy đau) và vận động nhẹ nhàng sau 24 kể từ ca sinh mổ.



3. Sau sinh mổ, những cử động dù nhỏ cũng khiến mẹ rất đau. Vì vậy các mẹ hãy thử với tư thế nằm nghiêng, đặt một chiếc gối mềm sát bụng hoặc lưng để giúp giảm đau và hạn chế sự tác động đến vết mổ.



4. Đừng tắm vòi sen, vì vết thương sinh mổ có thể bị ngấm nước, gây nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm.



5. Sau khi đã được tháo chỉ (sau khi mổ khoảng 5 ngày đến một tuần), bạn hãy buộc chặt các cơ bụng sau sinh bằng khăn hay dùng tay ôm bụng để giúp ổn định bụng không bị đau khi đi lại.



6. Khi chăm sóc vết thương sinh mổ, không áp dụng bất kỳ loại kem dưỡng da hay kem lành sẹo lên vết thương. Giữ khu vực vết mổ càng sạch càng tốt, cũng không tháo bỏ hết băng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Vết thương của bạn sẽ lành hẳn sau khoảng sáu tuần sau khi mổ lấy thai.



7. Bạn có thể cho con bú ngay sau khi mổ lấy thai. Nên sử dụng gối hỗ trợ thay vì ôm trực tiếp con trên bụng để đỡ đau.



8. Hãy mặc quần áo rộng rãi để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích đến vết mổ.



9. Trong ngày đầu sau sinh, chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn phở, mì… Từ ngày thứ hai trở đi, có thể ăn uống như bình thường.



10. Những ngày sau mổ, bạn hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng... Ngoài ra nên bổ sung thêm viên sắt và các loại thuốc bổ đa sinh tố nếu cơ địa của bạn gầy yếu. Hạn chế ăn uống những chất kích thích như hành, tỏi, ớt, cà phê... để hạn chế ảnh hưởng đến vết mổ và chất lượng sữa mẹ.





Chú ý sau sinh mổ bạn nên tránh:



1. Tránh lái xe hay đi xe trong vòng hai tuần lễ đầu tiên;


2. Tránh nhấc vật nặng;


3. Tránh đi bơi và hãy cẩn thận khi đi cầu thang


4. Tránh quan hệ tình dục trước khi vết mổ thực sự lành hẳn.



Đừng bao giờ xem thường vết mổ đẻ. Không giống như sinh thường, sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và đòi hỏi mẹ phải rất cẩn trọng trong việc chăm sóc vết mổ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.