Ốm nghén nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé và tình trạng stress và lo lắng trong thai kỳ có nguy cơ gây tự kỷ ở trẻ em. Khi có em bé, ngoài sự vui mừng, đa số các Mẹ đều thấy ngán ngẫm khi nhắc đến ốm nghén. Hiện tượng này hầu hết diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do thay đổi nội tiết tố.


Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.


Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường làvào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ,tình trạngnày thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.


Người ta thường thấy rằng những bà bầu bị chứng ốm nghén nặng thì lại ít có khả năng bị sẩy thai. Việc gia tăng các hoóc môn thai kỳ gây ra triệu chứng buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai của họ ổn định hơn.


Dưới đây mà một số mẹo nhỏ, tuy vô cùng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả bất ngờ trong việc chống chọi lại những triệu chứng khó ưa này:


- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày , có thể ăn 2 tiếng một lần, nếu cảm thấy cần thiết. Tốt nhất là không nên để dạ dày của bạn trống rỗng lâu hơn khoảng thời gian này.


- Nên chọn bánh mì khô và bánh bích quy nhạt làm đồ ăn vặt


- Trái cây và đồ ăn mặn thì tốt hơn là đồ ngọt


- Mặc dù bạn chia khẩu phần ăn thành những bữa nhỏ trong một ngày, nhớ để những bữa ăn đó thật giàu protein và carbohydrate. Bạn sẽ tự cảm nhận thấy mình rất thèm carbohydrate, đó là chất có nhiều trong mì, cơm, bánh mì và các loại thức ăn giàu tinh bột khác.


- Uống nước gừng: Gừng từ xưa đến nay vốn được coi là “vị cứu tinh” trong việc chống buồn nôn. Vì thế, loại gia vị đơn giản này cực kì hữu ích trong việc giúp bạn chiến đấu với cơn ốm nghén đáng ghét. Bạn có thể ăn bánh quy gừng, ngậm kẹo gừng, uống trà gừng hoặc tự chế gừng tươi giã nhỏ pha với nước nóng bỏ thêm chút đường hay mật ong. Vị cay ngọt cùng mùi thơm nồng ấm của gừng sẽ mang đến cho bạn cảm giác khoan khoái dễ chịu.


- Châm cứu, mát xa cũng giúp bà bầu thư giãn, thoải mái và giảm cảm giác ốm nghén. Tuy nhiên, với những biện pháp này, bạn cần tìm đến những cơ sở hành nghề uy tín và có kinh nghiệm trong việc thực hiện với bà bầu.


- Dù bạn có lựa chọn phương pháp nào thì phương pháp cơ bản nhất vẫn là nghỉ ngơi và uống nước thật nhiều. Và điều quan trọng nhất là đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén sẽ kết thúc sau 14 tuần mang thai. Nếu bạn vẫn bị ốm nghén dai dẳng kéo dài sau thời gian này và những triệu chứng quá nặng đến mức không thể chịu được, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.


Các mẹ cũng có thể xem clip sau do mình mới sưu tập được về 10 triệu chứng ốm nghén và cách khắc phục nhé: