Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học góp phần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải bổ sung một số vitamin trong chế độ ăn uống để cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt.
>>> Mời bạn xem thêm:
Acid folic cho bà bầu được khuyến cáo mỗi ngày chỉ từ 400 đến 600 mcg. Acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng liều cao hơn 1.000 mcg acid folic mỗi ngày và suốt một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.
Sắt
Nếu mẹ không nhận được đủ lượng chất sắt hàng ngày, mẹ có nguy cơ thiếu máu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và phờ phạc ngày này qua ngày khác. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.
Khi đi khám thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ uống bổ sung sắt với liều lượng khoảng 20-30mg. Ngoài ra, mẹ bầu có thể chọn ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, như thịt đỏ, cá, trứng, rau lá xanh, trái cây khô, bánh mì và ngũ cốc được làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin C
Vitamin C cũng giúp mẹ có thể hấp thụ nhiều sắt hơn từ thực phẩm thông thường, nên mẹ sẽ không bị tình trạng thiếu máu. Vitamin C có thể được truyền từ cơ thể mẹ sang cơ thể của thai nhi thông qua nhau thai. Tuy vậy, các bác sĩ khuyên rằng các mẹ bầu không nên sử dụng vitamin C liều cao trong khi mang thai và cho con bú. Mỗi ngày, nhu cầu vitamin C ở phụ nữ mang thai là 55 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70 mg/ngày.
Mẹ bầu có thể uống vitamin C cùng các viên sắt trong quá trình mang bầu (hoặc uống các loại nước hoa quả giàu vitamin C như nước cam tươi… ) để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ nên ăn các loại trái cây và rau quả - nguồn cung cấp vitamin C, chẳng hạn như nước ép trái cây, ngũ cốc, hoặc củ-quả giàu vitamin C như cam, chanh, nho, dưa hấu, dâu tây, xoài, dứa, chuối, bơ, táo, cà chua, đậu, khoai tây, súp lơ.
Omega-3
Các loại cá béo như cá mòi, cá thu và cá hồi đều giàu axit béo omega-3, nhưng mẹ không nên ăn nhiều hơn hai lần một tuần vì cá có thể chứa thủy ngân cao và gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên dùng ít nhất 250mg Omega-3 mỗi ngày. Omega-3 đặc biệt quan trọng vào quý cuối của thai kỳ, khi đó, thai nhi cần Omega-3 để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh.
Omega-3 có trong các hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, quả óc chó và trứng, bánh mỳ, nước hoa quả, rau lá xanh thẫm. Mẹ có thể bổ sung omega-3 dạng thuốc bổ sung.
Vitamin A
Vitamin A có trong rau xanh, gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng, dầu gan cá. Nếu mẹ mang thai tiêu thụ vitamin A liều lượng lớn thì thai nhi có thể gặp nguy hiểm. Gan, pate gan, xúc xích gan có rất nhiều vitamin A, mẹ nên tránh lạm dụng các thực phẩm chế biến từ gan động vật.
Tuy nhiên, các mẹ có thể dùng Beta-caroten hay còn gọi là tiền vitamin A, sẽ an toàn hơn. Beta-caroten có trong ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cà chua, xoài, mơ và rau cải xoong.
Viên vitamin tổng hợp
Vitamin tổng hợp có đầy đủ các khoáng chất sắt, canxi, magie, kẽm, acid folic và các loại vitamin A, B, C, D, E thay vì bổ sung từng loại viên theo kết quả xét nghiệm về độ thiếu hụt dưỡng chất. Ngoài ra, vitamin tổng hợp còn giúp các mẹ loại bỏ mối lo bổ sung dư liều.
Loại mẹ bầu nên sử dụng là viên vitamin tổng chứa đầy đủ các vitamin gồm B1, 2, 3, 5, 6; K; D3; E và các loại khoáng chất canxi, sắt, phốt-pho, DHA, kẽm, i-ốt, selen, đồng, magie, mangan. Lưu ý: viên có chứa canxi phải uống cách xa thời điểm viên có chứa sắt. Mẹ nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa để có thể dùng loại vitamin tổng hợp ưng ý nhất.